Thiết kế mạch điện tử, sửa chữa động cơ, biến tần, plc, thiết kế tủ điện tại Hà Nội

0979 330 129

Free Global Counter

Số lượt xem trong ngày

Được tạo bởi Blogger.

Translate

Blog Archive

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013


Hiện nay, các mẫu điện thoại di động kiểu mới đã bắt đầu sử dụng công nghệ nạp pin vô tuyến, như máy Nokia Lumia 920/820 vừa mới lưu hành, các nhà thiết kế đã hiện thực hóa khái niệm nạp pin vô tuyến bằng cách thiết kế một loại pin có kiểu dáng của kẹo cao su, và được bày bán trên các máy bán pin tự động như kiểu máy bán đồ uống tự động vậy, đồng thời còn có thể bảo vệ môi trường.
Khi các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, máy ảnh, máy tính xách tay… bị hết pin, chỉ cần mua pin kẹo cao su như trên để nạp, nạp xong có thể bỏ đi, và có thể thu hồi tái sử dụng.

Số lượng pin sử dụng tùy thuộc vào mức hao tốn pin của thiết bị điện tử, như điện thoại di dộng hoặc máy ảnh có thể dán 2 miếng pin kẹo cao su, máy tính xách tay thì phải 4 miếng. Tuy nhiên, muốn nạp pin theo cách này thì người sử dụng phải phối hợp với nhà sản xuất để sử dụng sản phẩm tương thích chính hãng.
Khái niệm nạp pin bằng pin kẹo cao su tuy rất khả quan nhưng để thực hiện được cũng có những khó khăn nhất định.
Hình mô phỏng pin kẹo cao su
Hình mô phỏng pin kẹo cao su

Hiện nay, có rất nhiều công nghệ pin mới mà các nhà khoa học đang hướng đến, chẳng hạn như pin Li-S nhỏ, nhẹ và dung lượng cao hay pin có khả năng sạc nhanh.
Mới đây, các nhà khoa học vừa tiếp tục tung ra công nghệ pin mới được chế tạo từ sợi gỗ và Natri.
Theo báo cáo từ Science Recorder, các nhà khoa học vật liệu thuộc trường Đại học Maryland đã nghiên cứu thành công pin được chế tạo từ sợi gỗ và Natri cho phép tăng tuổi thọ pin lithium hiện nay lên khoảng 400 lần.
Công nghệ pin mới có tuổi thọ cao từ gỗ và Natri
Pin sẽ lấy sợi gỗ làm vật liệu cơ sở, cộng với Natri bên trong và đóng gói bằng vỏ thiếc. Các sợi gỗ sẽ làm giảm sự co và sưng vốn diễn ra một cách tự nhiên trong pin và đây là điều kiện tiên quyết trong việc tăng tuổi thọ của pin.
Kết quả này cũng đã gây ngạc nhiên cho chính những nhà khoa học của Đại học Maryland bởi đây sẽ là công nghệ làm tăng tuổi thọ dài nhất trong số các pin nano hiện tại.
"Những cảm hứng xuất phát từ cây gỗ đã cho chúng tôi có những ý tưởng về sản xuất pin từ vật liệu tự nhiên thân thiện với môi trường này. Gỗ có mặt khắp mọi nơi và sẽ là vật liệu lí tưởng cho việc lưu trữ điện trong thời gian tới", Phó giáo sư về khoa học vật liệu tại Đại học Maryland, Liangbing Hu cho biết.
Phát hiện mới này được cho là mang tính đột phá, không chỉ hướng đến tiêu chí môi trường mà còn cho việc sản xuất pin Na-ion dung lượng, độ bền cao với chi phí thấp. Ngoài ra, đây sẽ là công nghệ hướng tới các tấm pin năng lượng mặt trời và công nghệ tương tự.

Hàng triệu người đã đầu tư nhiều tiền của để lắp đặt các tấm pin mặt trời thân thiện với môi trường, nhưng hầu hết các thiết bị này đều bị lắp đặt sai hướng, theo một nghiên cứu mới.
Quan niệm phổ biến ở bắc bán cầu là, hướng các tấm pin mặt trời về phía nam để chúng được tiếp xúc nhiều nhất với ánh nắng ban ngày. Các kiến trúc sư và kỹ thuật viên luôn tuân thủ nguyên tắc này, đặc biệt trong việc lắp đặt thiết bị thiết bị cho các hộ gia đình.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới của Viện Pecan Street (Mỹ) hé lộ rằng, các tấm pin mặt trời hướng về phía tây mới thực sự thu nhận được nhiều năng lượng hơn từ mặt trời.
Hầu hết pin mặt trời trên thế giới lắp đặt sai hướng
Ở bắc bán cầu, các tấm pin mặt trời hướng về phía tây sẽ thu được nhiều năng lượng hơn so với cách lắp đặt về hướng nam phổ biến hiện nay, theo nghiên cứu mới. (Ảnh: Corbis)
Các nhà nghiên cứu phát hiện, những hộ gia đình ở Austin, Texas (Mỹ) cho lắp đặt pin mặt trời hướng về phía tây có thể sản sinh được nhiều điện hơn mỗi ngày. Họ cũng thu được nhiều năng lượng hơn nhờ thiết bị vào buổi chiều, khi mạng lưới điện phải đáp ứng nhu cầu tăng đến đỉnh điểm.
Mặc dù mức tăng sản sinh năng lượng vào buổi chiều rất nhỏ, chỉ đạt 2%, nhưng các chuyên gia nhận định nó chắc chắn sẽ là đáng kể trong nhiều năm. Hơn thế nữa, việc giảm phụ thuộc vào điện lưới tới 65% trong các giờ cao điểm nhờ hướng pin mặt trời về hướng tây, thay vì 54% như hướng thiết bị về phía nam, có thể tăng tính hiệu quả của pin mặt trời ở các hộ gia đình.
Các tấm pin mặt trời cấu tạo gồm nhiều tế bào quang điện (PV) được sắp thành lớp trên vật liệu bán dẫn, thường là silicon. Khi ánh sáng rọi chiếu vào các tế bào PV, nó tạo ra một trường điện khắp tấm pin. Nắng càng gay gắt, lượng điện sản sinh ra càng nhiều.
Ở Anh, một hệ thống pin mặt trời trung bình có công suất từ 3,5 - 4 kWp và có giá khoảng 8.000 - 15.000 USD. Ước tính, một hệ thống công suất 4kWp có khả năng sản sinh gần 3.700 kilowatt-giờ (kwh) điện một năm, gần tương đương nhu cầu trung bình của một hộ gia đình.
Mình xin đưa ra 1 mạch thu phát vô tuyến 10 kênh sưu tầm trên điện tử việt nam mạch chạy rất ổn định :
Mạch phát rf:
Mạch thu phát RF




Mạch thu rf rồi phát ra hồng ngoại :
Mạch thu phát RF


mạch thu sẽ phát wa sư đồ nhận hồng ngoại này mình chưa ghép được mạch thu rf và thu hồng ngoại bạn náo có thể chỉ giúp không:
mạch thu hồng ngoại đây:
Mạch thu phát RF


UBND TP.HCM sẽ tập trung nguồn lực để triển khai Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch và xem đây là mục tiêu quan trọng của TP.HCM trong việc phát triển ngành CNTT trong thời gian tới.
Ảnh
Việc phát triển công nghiệp vi mạch tại TP.HCM sẽ được đẩy mạnh.
Ngày 15/03/2013, UBND TP.HCM đã tổ chức hội nghị triển khai Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch. Tham dự có ông Nguyễn Minh Hồng -Thứ trưởng Bộ TT&TT, ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cùng các Bộ, ngành liên quan.
Từ năm 2011 UBND TP.HCM đã đẩy mạnh Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch, trong năm 2012 Ban chỉ đạo chương trình đã được thành lập do Phó Chủ tịch Lê Mạnh Hà làm Trưởng ban và Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch với các nội dung cụ thể đã ra đời. Tầm quan trọng của ngành công nghiệp vi mạch tại TP.HCM được thể hiện rõ, khi chương trình phát triển công nghiệp vi mạch của TP.HCM đã được đưa vào chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ với 3 chương trình là: Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, chương trình đổi mới công nghệ quốc gia.
Ông Ngô Đức Hoàng - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) cho biết: Việc phát triển công nghiệp vi mạch, trong đó có dự án xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch và đi vào hoạt động sẽ đóng góp rất lớn cho nền kinh tế, khi công suất sẽ sản xuất 1,8 tỉ con chip/năm và doanh thu lên tới 90 triệu USD/năm và khi thị trường phát triển hiệu quả sẽ tăng gấp đôi…
Bên cạnh đó, Chương trình phát triển còn góp phần giảm nhập siêu cho nền kinh tế và kềm chế lạm phát, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm điện tử Việt Nam với mức lợi nhuận từ 20% - 30%, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, do làm giảm chi phí phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng và trong xuất khẩu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chương trình được đầu tư từ nguồn vốn của đơn vị triển khai là Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, nguồn hỗ trợ từ ngân sách thành phố, nguồn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho vay, nguồn vay từ chương trình kích cầu của TP.HCM.
Theo ông Lê Mạnh Hà, trong thời gian tới Chương trình này cần tập trung hơn nữa vào các dự án đã và đang triển khai, đặc biệt trong công tác nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển sản phẩm, vì ngành này cũng rủi ro rất cao. Các chính sách cần cụ thể hơn nữa vào các chương trình để chạy tốt. Đặc biệt vấn đề về thị trường phải được chú trọng, các hàng rào về kĩ thuật và hàng rào về an ninh cần quyết liệt hơn.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng đánh giá cao việc UBND TP.HCM chú trọng phát triển ngành công nghiệp vi mạch. Theo Thứ trưởng, các nước như Hàn Quốc và Đài Loan khi phát triển ngành này thì ứng dụng CNTT đều phát triển rất mạnh. Việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch tạo tiền đề phát triển các lĩnh vực khác cho CNTT nói chung và lĩnh vực công nghệ cao nói riêng.
Tại Hội nghị triển khai Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch, các đơn vị Ban Cơ yếu Chính phủ, Học viện kĩ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng), Cục CNTT (Bộ Tổng Tham mưu), Sở TT&TT TP.HCM và Trung tâm Đào tạo và Thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM đã tiến hành kí Bản cam kết về hợp tác trong triển khai đào tạo nguồn nhân lực; phối hợp nghiên cứu và phát triển các sản phẩm vi mạch phục vụ lĩnh vực an ninh quốc phòng; triển khai các chương trình, đề án, dự án nhánh thuộc Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM giai đoạn 2013 – 2020 theo quyết định số 6358/QĐ-UBND ban hành 14/12/2013 của UBND TP.HCM.

Thành lập Hội công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM

Cũng trong ngày 15/03, tại TP.HCM đã diễn ra Đại hội thành lập Hội công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM. Hội được xem là cầu nối gắn kết giữa nhà nước, nhà khoa học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực vi mạch bán dẫn, tham mưu xây dựng chính sách phục vụ cho Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn của thành phố. Bên cạnh đó sự ra đời của Hội cũng góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển khoa học kĩ thuật, kinh tế xã hội của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.Ban chấp hành Hội gồm 7 thành viên, trong đó có 1 Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch, 1 Tổng Thư kí và 2 ủy viên.
Tại Đại hội đã diễn ra Lễ kí kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM và các Hiệp hội Công nghệ bán dẫn Nhật Bản và Hội Công nghệ bán dẫn Singapore.


I. Công suất của mạch điện xoay chiều
image002.GIF1. Biểu thức của công suất
Xét mạch điện xoay chiều như hình vẽ
- Điện áp hai đầu mạch: image003.gif
- Cường độ dòng điện tức thời trong mạch:
image005.gif
- Công suất tức thời của mạch điện xoay chiều:
image007.gif= ,
image009.gif với image011.giflà độ lệch pha của u và i trong mạch.
Giá trị trung bình của công suất điện trong 1 chu kì là: image013.gif
Trong đó image015.gif do là hằng số không phụ thuộc vào t. Còn image017.gif là một hàm tuần hoàn của t, với chu kì bao T/2. Trong từng khoảng thời gian T/2 hoặc T, hàm cos(2ωt + φu + φi ) luôn có những giá trị bằng nhau về trị tuyệt đối, nhưng trái dấu tại thời điểm t, t + T/4.
image019.gif
image021.gif
Vậy công suất tiêu thụ trung bình trong một chu kỳ (hay còn gọi là công suất của mạch điện xoay chiều) là:
P = UIcosφ
Đơn vị của công suất là oát, (W). Nếu thời gian dùng điện t >> T, thì P cũng là công suất tiêu thụ điện trung bình của mạch trong thời gian đó (U, I không thay đổi).
2. Điện năng tiêu thụ của mạch điện
Điện năng tiêu thụ của mạch điện là W = P.t, với t là thời gian dòng điện chạy trong mạch, đơn vị giây, (s).
 II. Hệ số công suất của mạch điện xoay chiều
1.Khái niệm hệ số công suất
Đại lượng cosφ trong công thức tính công suất P = UIcosφ được gọi là hệ số công suất của mạch điện xoay chiều.
image030.gif2. Công thức tính hệ số công suất
a. Theo khái niệm hệ số công suất ta có: image023.gif
b. Theo giản đồ véc tơ ta có: image032.gif
(*) là công thức tính giá trị của hệ số công suất trong các bài toán thường gặp
Nhận xét:
- Công suất P là công suất tiêu thụ trên toàn mạch, nếu mạch điện có chứa điện trở R hoặc một phần đoạn mạch có chứa điện trở thì công suất cung cấp cho mạch bị tiêu hao một phần do sự tỏa nhiệt trên điện trở có biểu thức image034.gif. Công suất tỏa nhiệt còn được gọi với tên gọi công suất hao phí (Php). Vì vậy cần phân biệt được rõ ràng giữa công suất tiêu thụ trên mạch với công suất tỏa nhiệt trên điện trở của mạch.
- Dựa vào tính chất mạch điện mà chúng ta có công thức tính toán nhanh cho hệ số công suất
 Mạch chỉ có L:
Khi đó image036.gif. Vậy mạch điện chỉ có cuộn cảm thuần L thì không tiêu thụ công suất
• Mạch chỉ có tụ C :
Khi đó image038.gif. Vậy mạch điện chỉ có tụ C thì cũng không tiêu thụ công suất
• Mạch chỉ có điện trở R:
Khi đó image040.gif.
Công thức trên cho thấy rằng khi mạch điện chỉ có điện trở R thì tiêu thụ công suất lớn nhất và công suất này cũng bằng khi dòng điện trong mạch là dòng điện không đổi.
• Mạch RL trong đó cuộn dây thuần cảm:
- Hệ số công suất: image042.gif
- Công suất của mạch:image044.gif
- Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên R (cũng là trên toàn mạch) là: image046.gif
• Mạch RC:
- Hệ số công suất: image048.gif
- Công suất của mạch: image050.gif
- Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên R (cũng là trên toàn mạch) là: image052.gif
• Mạch RL trong đó cuộn dây có thêm r:
- Hệ số công suất: image054.gif
- Công suất của mạch: image056.gif
- Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên R là: image058.gif
- Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên cuộn dây có r là: image060.gif
• Mạch RLC trong đó cuộn dây có thêm r:
- Hệ số công suất: image062.gif
- Công suất của mạch: image064.gif
- Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên R là: image066.gif
- Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên cuộn dây là: image068.gif
Chú ý :
- Công suất P = UIcosφ là công suất tiêu thụ trên toàn mạch điện, còn công suất là công suất tỏa nhiệt khi mạch có điện trở R, một phần công suất của mạch bị hao phí dưới dạng công suất tỏa nhiệt còn phần lớn là công suất có ích, khi đó: image071.gif
Mà image073.gif
Từ công thức tính công suất hao phí trên cho thấy để làm giảm đi công suất hao phí thì người ta tìm cách nâng cao hệ số công suất. Và trong thực tế thì không sử dụng những thiết bị mà có hệ số công suất cosφ < 0,85.
- Hiệu suất của mạch điện (thiết bị tiêu thụ điện) là: image075.gif
III. Ví dụ điển hình
Ví dụ 1 : Cho mạch điện RL. Nếu đặt vào hai đầu mạch điện hiệu điện thế 220V , tần số 50Hz thì dòng điện qua mạch là 2A, lệch pha so hiệu điện thế góc image077.gif.
a. Tìm R, L.
b. Tìm công suất tiêu thụ của mạch.
Hướng dẫn giải :
a. Tacó: image079.gifimage081.gif
Mặt khác ta lại có: image083.gif
b. Công suất tiêu thu của mạch: image085.gif
image087.jpgVí dụ 2 : Cho mạch điện như hình vẽ:
image089.gif
Dòng điện có tần số 50 Hz, tụ được điều chỉnh có giá trị image091.gif.
a. Tính tổng trở của mạch.
b. Tính cường độ hiệu dụng của mạch
c. Tìm C để cường độ qua mạch cực đại.
d. Tính hệ số công suất trong hai trường hợp trên.
Hướng dẫn giải :
Ta có: image093.gifa. Tổng trở của mạch: image095.gif
b. Cường độ hiệu dụng: image097.gif
c. Biểu thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng:
image099.gif
d. Hệ số công suất:
• Khi: image101.gif
• Khi image103.gif
image104.pngVí dụ 3: Một mạch điện gồm một cuộn dây có độ tự cảm image107.gif, một tụ điện có điện dung image109.gif và một điện trở thuần R = 50Ω mắc như hình vẽ. Điện trở cuộn dây nhỏ không đáng kể. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB có tần số f = 50Hz và có giá trị hiệu dụng U = 100V.
a. Tính tổng trở và công suất tiêu thụ của đoạn mạch.
b. Tính độ lệch pha của điện áp giữa hai điểm A và N đối với điện áp giữa hai điểm M và B.
Hướng dẫn giải:
a. Ta có: image111.gif
Tổng trở của mạch: image113.gif
Cường độ hiệu dụng của mạch: image115.gif
Công suất tiêu thụ của mạch là: image117.gif
b. Độ lệch pha của điện áp hai điểm AN và i thỏa mãn image119.gif
Độ lệch pha của điện áp hai điểm MB và i thỏa mãn:
image121.gif
Theo công thức chồng pha ta có độ lệch pha giữa hai điểm AN với hai điểm MB là:
image123.gif
Ví dụ 4: Một mạch điện AB gồm một điện trở thuần R = 50Ω, mắc nối tiếp với một cuộn dây có độ tự cảm image125.gif và điện trở hoạt động r = 50Ω. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều image127.gif.
a. Tính tổng trở của đoạn mạch.
b. Viết biểu thức cường độ dòng điện tức thời đi qua đoạn mạch và biểu thức điện áp tức thời ở hai đầu cuộn dây.
c. Tính công suất tỏa nhiệt trên điện trở, của cuộn dây và của đoạn mạch.
d. Muốn cho cường độ dòng điện tức thời cùng pha với điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch thì phải mắc nối tiếp thêm vào đoạn mạch nói trên một tụ điện có điện dung C bằng bao nhiêu ? Tính công suất tỏa nhiệt của đoạn mạch điện lúc đó.
Hướng dẫn giải:
a. Ta có cảm kháng của mạch: image129.gif
Tổng trở của mạch image131.gif
b. Viết biểu thức của i và ud
• Gọi biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là: image133.gif
Cường độ cực đại của dòng điện trong mạch: image135.gif
Độ lệch pha của u và i thỏa mãn: image137.gif
Vậy biểu thức của i là: image139.gif
• Tổng trở của cuộn dây image141.gif
Điện áp cực đại hai đầu cuộn dây là image143.gif
Độ lệch pha của của ud và i thỏa mãn image145.gif
Mà image147.gif
Vậy biểu thức điện áp hai đầu cuộn dây là image149.gif
c. tính công suất tiêu thụ
• Trên điện trở R: image151.gif
• Trên cuộn dây có điện trở r: image153.gif
• Trên toàn mạch: image155.gif
d. Khi mắc thêm vào mạch một tụ có điện dung C thì độ lệch pha của u và i thỏa mãn image157.gif
Để u và i cùng pha thì image159.gif
Khi đó thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện và cường độ hiệu dụng của dòng điện đạt giá trị cực đại nên công suất tỏa nhiệt của mạch cũng đạt giá trị cực đại image161.gif
BÀI TẬP LUYỆN TẬP
image162.gifBài 1: Cho mạch điện như hình vẽ.
Biết image164.gif và cuộn thuần cảm L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều image166.gif. Biết hệ số công suất toàn mạch là image168.gif. Bỏ qua điện trở ampe kế và dây nối.
a. Tính giá trị của L.
b. Số chỉ của ampe kế.
c. Viết biểu thức cường độ dòng điện.
Đáp số: a. image170.gif hoặc image172.gif, b. I = 1A, c. image174.gif
image175.gifBài 2: Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ.
Với image177.gif, L có thể thay đổi được.
a. Tính L để hệ số công suất của đọan mạch lớn nhất. Tính công suất tiêu thụ khi đó.
b. Nếu cho L tăng từ 0 thì công suất thay đổi như thế nào?
Đáp số: a. L = 0,318H, P = 200W b. P tăng từ 100W đến 200W rồi giảm
Bài 3: Ở hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp có một hiệu điện thế U = 127V. Độ lệch pha giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện là 600, điện trở thuần bằng 50Ω. Tính công suất của dòng điện qua đoạn mạch đó.
Đáp số : P = 80,6W
image179.gifBài 4: Cho mạch điện như hình vẽ.
Điện áp hai đầu A và B ổn định có biểu thức: image181.gif. Cuộn cảm có độ tự cảm image183.gif; điên trở thuần r = R = 100Ω ; tụ điện có điện dung Co. Hệ số công suất của mạch điện là cosφ = 0,8.
a. Biết điện áp u sớm pha hơn dòng điện i trong mạch. Tính Co.
b. Để công suất tiêu thụ đạt cực đại, người ta mắc thêm một tụ điên có điện dung C1 với tụ Co để có bộ tụ điện có điện dung C thích hợp. Xác định cách mắc và giá trị C1.
image184.pngBài 5: Cho mạch điện như hình vẽ.
Trong đó image164.gif cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u = 200cos(100πt) (V). Xác định độ tự cảm của cuộn dây trong các trường hợp sau :
a. Hệ số công suất của mạch cosφ = 1.
b. Hệ số công suất của mạch image187.gif