Thiết kế mạch điện tử, sửa chữa động cơ, biến tần, plc, thiết kế tủ điện tại Hà Nội

0979 330 129

Free Global Counter

Số lượt xem trong ngày

Được tạo bởi Blogger.

Translate

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014


Future Motion - một công ty có trụ sở chính tại California đã vừa giới thiệu chiếc ván trượt 1 bánh tự cân bằng có tên gọi Onewheel tại triển lãm công nghệ CES 2014 đang diễn ra ở Las Vegas.
Lấy ý tưởng từ chiếc ván trượt lơ lửng thường thấy trong những bộ phim viễn tưởng, Onewheel trông lạ mắt với một chiếc bánh to được đặt chính giữa. "Cảm biến gia tốc và con quay hồi chuyển từ smartphone, cộng với mô-tơ và công nghệ pin được thiết kế cho những chiếc xe chạy điện lớn hơn, tất cả được kết hợp theo một cách mới", nhà sáng lập Future Motion - Kyle Doerksen mô tả về Onewheel. Tuy nhiên, công nghệ được điều khiển bởi một thuật toán mà theo Future Motion thì nó đã được phát triển trong nhiều năm qua.
Doerkson cho biết thiết kế không bình thường của Onewheel khiến người sử dụng phải tập làm quen và từ đó sẽ nảy sinh những kỹ thuật điều khiển độc đáo.
Onewheel - ván trượt 1 bánh tự cân bằng chạy điện
Future Motion đã phát động một chiến dịch gây quỹ trên Kickstarter để sản xuất ít nhất 100 chiếc. Đối với những cá nhân tài trợ $1299, Future Motion sẽ tặng 20 chiếc Onewheel đầu tiên và những chiếc tiếp theo sẽ dành cho những ai tài trợ nhiều hơn.
Và để dùng thử trước khi quyết định mua, Future Motion đã đem Onewheel đến triển lãm CES 2014. Dưới đây là các thông số chính thức của Onewheel:
Pin: 48 V Lithium Nano-Phosphate (LiFePO4)
Bộ điều khiển: tự động cân bằng, hệ thống driver điều khiển 6 DOF MEMS IMU và BLDC tuỳ biến
Mô-tơ: 500W, dẫn động trực tiếp
Tốc độ: 20km/h
Kích thước: 760 x230x290mm
Cự ly hoạt động: 6 đến 9km tuỳ địa hình và kiểu điều khiển
Thời gian sạc lại: 20 phút sạc nhanh và 120 phút sạc tiêu chuẩn
Trọng lượng: 11kg

Báo Izvestia cho biết, nhà thầu Nhà máy đóng tàu Sredni-Nevsky (SNSP) trực thuộc Tổng công ty đóng tàu thống nhất Nga (USC) trong một năm sẽ tiến hành thử nghiệm thiết bị của tàu rà phá thủy lôi “Alexander”. Sau những thử nghiệm này, chiếc tàu đầu tiên thuộc Dự án 12700, thân làm bằng sợi thủy tinh lớn nhất thế giới, sẽ trải qua cuộc kiểm nghiệm cấp nhà nước và sau đó chuyển giao cho Hải quân năm 2015.
Việc chế tạo chiếc tàu rà phá thủy lôi Alexander đã kéo dài thêm 2 năm do thiếu kinh phí, lần cuối cùng việc thử nghiệm tàu bị hoãn là vào tháng 12/2013, tuy nhiên giờ Hải quân Nga đã thông qua thời hạn cuối cùng tiếp nhận con tàu này.
Nga nhận tàu làm bằng sợi thủy tinh lớn nhất thế giới
Tàu có thân làm bằng sợi thủy tinh
SNSP ở St. Petersburg được đặt tiến hành thử nghiệm tổng thể lắp ráp tàu rà phá thủy lôi Alexander (Dự án 12700) cũng như các ảnh hưởng chấn động với thân tàu. Đại diện USC cho biết hiện công tác lắp đặt thiết bị đang diễn ra trên tàu. Sau đó tàu sẽ được hạ thủy để vận hành theo nhiều chế độ khác nhau.
Tàu ra phá thủy lôi Alexandr có lượng giãn nước 800 tấn, do Cục thiết kế hàng hải trung ương “Almaz” thiết kế và được đặt ki tại SNSP ngày 22/9/2011. Chức năng của tàu là rà phá thủy lôi trên biển, và kéo tàu vượt qua bãi thủy lôi. Alexander được làm bằng sợi thủy tinh nguyên khối, có chiều dài và chiều cao lớn nhất thế giới (62x8,5m), được định hình theo một ma trận đặc biệt trong 2 năm.
Tàu rà phá thủy lôi thường có thân làm bằng vật liệu không nhiễm từ do hầu hết thủy lôi phát nổ theo nguyên lý hút kim loại. Chính vì thế, tàu ra phá thủy lôi của Liên Xô trước đây – Dự án 1265 – có thân làm bằng gỗ. Nay thay cho gỗ, Nga chế tạo tàu bằng sợi thủy tinh.

Hãy tưởng tượng một chiếc đèn đường biết bạn đang đi đến từ xa và bật sáng để soi đường. Hay bạn đang có một buổi hẹn hò, đèn có thể thay đổi màu sắc giúp bạn thể hiện “lời muốn nói”. Nó cũng có thể đổ chuông chào đón năm mới cùng với hiệu ứng ánh sáng rực rỡ, thay đổi màu sắc và thời gian chiếu sáng theo ý muốn, thậm chí thông báo kết quả trận đấu thể thao đang diễn ra... Hệ thống đèn chiếu sáng do nhà thiết kế người Hà Lan phát minh không chỉ dừng lại ở việc tiết kiệm điện.

Tiết kiệm 80% năng lượng

Hệ thống đèn đường có tên gọi Tvilight do nhà thiết kế Chintan Shah phát minh từ lúc còn là sinh viên trường Đại học Công nghệ Delft. Trong những lần ra nước ngoài, anh nhận thấy có rất nhiều đèn đường vẫn còn chiếu sáng trên đường phố, ngay cả khi ban đêm, đường vắng vẻ không một bóng người. “Tôi bắt đầu nghiên cứu và phát hiện ra một con số đáng kinh ngạc” - Chintan Shad cho biết. Và anh thấy rằng, châu Âu phải tốn hơn 13 tỷ USD mỗi năm cho hệ thống đèn đường, chiếm hơn 40% hóa đơn năng lượng của chính phủ. Điều này cũng đồng nghĩa với khoảng 40 triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm - tương đương 20 triệu xe ô tô.
Những chiếc đèn đường “biết nói”
Giải pháp của Chintan Shad đưa ra là tạo một hệ thống chiếu sáng thông minh “theo yêu cầu”, sử dụng bộ cảm biến không dây. Đèn đường chỉ sáng lên khi có sự xuất hiện của con người, xe đạp hay ô tô, còn những lúc khác, nó chỉ sáng mờ mờ. Nhà thiết kế Shah cũng phát triển công nghệ để đèn có thể phân biệt giữa con người và các loại động vật nhỏ hơn khác để tránh việc chiếu sáng không cần thiết. “Tôi đã rất băn khoăn rằng, tại sao mỗi công dân phải trả tiền thông qua việc đóng thuế cho những chiếc đèn chiếu sáng trên đường phố mà họ không sử dụng. Và giờ đây, chúng ta đã có giải pháp cho vấn đề này” - anh nói.
Được sự khích lệ và trợ giúp của các giáo sư, Shah đã mang ý tưởng sáng chế của mình tham dự cuộc thi trong quy mô trường và giành chiến thắng. Sau đó, Đại học Delft đã tạo điều kiện và hỗ trợ tài chính để chế tạo mô hình thí nghiệm ngay trong khuôn viên của trường. Kể từ đó, Tvilight đã được thực hiện tại 4 thành phố của Hà Lan, 1 thành phố ở Ireland và sắp tới là nhiều thành phố khác trên thế giới. “Chúng tôi đã nhận được đơn đặt hàng từ Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản” - Shah nói.

Hiệu ứng nghệ thuật

Hệ thống này sẽ giúp cắt giảm chi phí năng lượng tới 80% và giảm lượng khí thải CO2nhờ các bộ cảm biến không dây tích hợp, cho phép những chiếc đèn cảnh báo một trung tâm điều khiển khi nào là thời gian “phục vụ”, cần chiếu sáng. Mục đích chính của Tvilight là để bảo tồn năng lượng, nhưng không chỉ đơn thuần là thế. Nghệ sĩ người Hà Lan Daan Roosegaarde đã đưa ra một lời khuyên trong vai trò người cố vấn cho Shah, ông nhấn mạnh tới tiềm năng nghệ thuật của công nghệ này. “Làm cách nào chúng ta sử dụng công nghệ làm cho môi trường của con người bền vững hơn, tự nhiên hơn? Chúng tôi muốn làm cho nó giống như sự tương tác giữa những người bạn. Nó không đơn thuần chỉ là máy móc với một vòng phản hồi mà nó thể “giao tiếp” với con người”.
Những chiếc đèn đường “biết nói”
Tvilight chỉ chiếu sáng khi cần thiết
Chẳng hạn, một chiếc xe cứu thương hay xe cứu hỏa có thể “giao tiếp“ với các loại đèn để chúng nhấp nháy màu đỏ báo hiệu trước lúc họ lái xe qua. “Những chiếc đèn có thể báo trước, giúp các phương tiện nhường đường cho xe cứu thương. Cụ thể, màu đèn sẽ thông báo cho mọi người biết có xe ưu tiên đang đến, và những phương tiện khác sẽ đủ thời gian tạt sang hai bên đường một cách nhanh chóng để nhường đường” - Shad nói.
Nhà thiết kế Roosegaarde còn gợi ý việc chiếu sáng có thể là “thiết thực hay lãng mạn”.“Hãy tưởng tượng xem tôi có thể viết một phần mềm, để khi tôi đưa bạn gái ra ngoài đi dạo, những ánh đèn tương tác sẽ tạo ra một hiệu ứng đặc biệt, giúp bạn thể hiện tâm trạng. Tùy thuộc vào từng dịp, đèn đường có thể nhấp nháy và thay đổi màu sắc để tạo ra bất kỳ thiết kế nào” - Roosegaarde nói. Shad còn hình dung rằng, trong một sự kiện thể thao trực tiếp, điểm số trận đấu có thể được thể hiện ngay trên đuờng phố, nhờ hệ thống đèn. “Đây không chỉ đơn thuần là tiết kiệm điện, không chỉ là bảo vệ môi trường mà còn là thông điệp và những gì bạn muốn những chiếc đèn chuyển tải” - Roosegaarde nói.

Các nhà khoa học đang hoàn thiện hệ thống bơm nhiên liệu mô phỏng trái tim con người để cung cấp nhiên liệu cho hệ thống robot sinh học chạy bằng năng lượng “nước tiểu”.
Mới nghe qua thì dự án robot chạy bằng năng lượng nước tiểu của con người có vẻ là một dự án viển vông và khó có thể trở thành hiện thực, tuy nhiên đó chính xác là những gì các nhà khoa học tại Anh đang nghiên cứu. Dự án Ecobots mới nhất là một robot có khả năng chạy bằng năng lượng từ tất cả các loại chất thải mà nó thu được từ môi trường.
Thế hệ trước của Ecobot đã được nghiên cứu và phát triển trong vòng 12 năm, với khả năng chuyển hóa các chất thải từ xác côn trùng chết đến các loại rau, hoa quả thối và nước thải sinh hoạt để tạo thành năng lượng hoạt động. Ecobot thể hệ IV, được nghiên cứu bởi phòng thí nghiệm robot Bristol và hợp tác với đại học West of England (UWE) là thế hệ Ecobot mới nhất. Nó sẽ sử dụng động cơ để bơm nguyên liệu lỏng đến các tế bào nhiên liệu, hoạt động giống như trái tim của con người.
Robot sinh học chạy bằng năng lượng từ nước tiểu
Do cơ chế hoạt động này, nước tiểu sẽ giúp dễ dàng lưu thông và không bị tắc nghẽn hơn các loại chất thải khác, tiến sĩ Peter Walters, nghiên cứu tại UWE cho biết. Bên cạnh đó nước tiểu còn là một nguồn tài nguyên chưa được khai thác, trong khi nguồn cung cấp khá dồi dào.
Cải thiện nguồn nhiên liệu mới chỉ là một phần của dự án, hệ thống Ecobot cần một máy bơm và quản lý năng lượng hiệu quả giúp vận hành robot. Thay vì sử dụng một động cơ điện thông thường, các nhà khoa học đã mô phỏng trái tim con người với các sợi cơ nhân tạo.
Sử dụng một loại vật liệu thông minh, hợp kim này có khả năng nhớ hình dạng ban đầu và trở về hình dạng đó sau khi bị biến dạng. Khiến nó có thể co bóp giống như một trái tim thật, từ đó có thể bơm nhiên liệu đến các tế bào nhiên liệu vi khuẩn (MFCs). Các MFCs hoạt động như bộ chuyển đổi năng lượng, cho phép các vi khuẩn sống bên trong nó có khả năng phá vỡ các chất hữu cơ trong chất thải (nước tiểu) và tạo thành năng lượng điện.
“Nước tiểu là một nhiên liệu rất tốt cho các vi khuẩn trong MFCs, vì nó có độ PH cân bằng và độ dẫn điện tốt, cũng như tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sống và tăng trưởng”, tiến sĩ Ioannis Ieropoulos cho biết “So với các loại nhiên liệu khác được sử dụng trong công việc của chúng tôi, chẳng hạn như nước thải và bùn, nước tiểu tốt hơn ít nhất là gấp 3 lần”.
Nguồn năng lượng tạo ra từ một tế bào MFC có khả năng sạc đủ một tụ điện và tạo ra năng lượng lưu trữ đủ để bắt đầu một chu kỳ bơm nhiên liệu của trái tim nhân tạo. Nguồn năng lượng tạo ra có thể giúp sạc điện thoại, sử dụng các chức năng cơ bản trong vòng 20p. Mặc dù không phải là quá nhiều, tuy nhiên trong các trường hợp khẩn cấp khi bạn ở một nơi hoang vắng nào đó thì nó thực sự hữu ích.
Bên cạnh ứng dụng trên, các nhà khoa học cũng nghiên cứu áp ụng công nghệ mới này để sử dụng cho các thiết bị thắp sáng, quạt điện… mục đích là tạo ra năng lượng hoạt động ở những vùng xa xôi hẻo lánh, nơi mà chưa có đường dây dẫn điện.

Liệu cây cối có thể phản hồi với chúng ta hay giao tiếp với nhau? Đây là nội dung của dự án PLants Employed As SEnsing Devices (PLEASED) được EU gây quỹ với hy vọng tạo ra một loại "robot thực vật". Mặc dù công nghệ này sẽ không cho phép những chồi xanh thực hiện hội thoại với cây mẹ nhưng nó sẽ phản hồi trước môi trường bằng cách hoạt động như các cảm biến sinh học.
Cũng giống như hầu hết các cơ thể sống, cây cối tạo ra các tín hiệu điện để phản hồi với các kích thích bên ngoài. Bằng cách phân loại các tín hiệu điện được ta theo phản hồi, nhóm nghiên cứu PLEASED cho biết họ có khả năng sử dụng cây cối như các cảm biến sinh học để đo đạt nhiều chỉ số hoá học, vật lý, chẳng hạn như chỉ số ô nhiễm, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mưa acid, và sự hiện diện của các chất hoá học trong nông nghiệp hữu cơ.

PLEASED - dự án biến cây cối thành cảm biến sinh học đa mục đích
Trong một cuộc phỏng vấn với youris.com, điều hợp viên dự án Andrea Vitaletti thừa nhận rằng, các thiết bị nhân tạo hiện tại đã có thể đo đạt nhiều chỉ số nhưng thực vật có ở khắp mọi nơi, rẻ tiền, bền bỉ và không cần điều chỉnh. Chúng cũng có thể đo nhiều chỉ số khác nhau cùng lúc. Điều này có cả ưu và nhược điểm bởi việc phân loại giữa các tín hiệu điện xuất hiện cùng lúc sẽ khó khăn hơn.
Nếu các tín hiệu điện có thể được giải mã, nhóm nghiên cứu sẽ lên kế hoạch phát triển các thiết bị điện tử nhỏ với kích thước bằng chiếc kẹp giấy hoặc thậm chí nhỏ hơn để có thể được đính vào cây để thu thập tín hiệu do chúng tạo ra trong môi trường tự nhiên. Bằng việc thu thập các tín hiệu của một mạng lưới cây trồng trong cùng một khu vực, Vitaletti cho biết họ có thể phân tích chi tiết về môi trường. Ông chỉ ra rằng giám sát ô nhiễm và các thiết bị hỗ trợ cho nông nghiệp hữu cơ chỉ là 2 ứng dụng thực tế khai thác công nghệ trên.
Vitaletti cho biết, một bộ dữ liệu nguồn mở của các kích thích đặc trưng và các tín hiệu điện phản hồi tương ứng của nhiều loại thực vật khác nhau sẽ là bước đệm để đưa dự án PLEASED cất cánh vào tháng 5 năm nay. Ông cũng hy vọng các nhóm khoa học khác sẽ tiếp tục bổ sung và cải tiến chất lượng dữ liệu trong tương lai nhằm nâng cao mức độ hiệu quả của công nghệ.

Loại máy bay nhỏ, tự hành được nhà sản xuất AirDroids (trụ sở chính ở San Diego, Mỹ) đặt tên là Pocket Drone có thể xếp gọn gàng trong một ba lô, giá thành dưới 500 USD và thời gian hoạt động (bằng pin) gấp đôi nguyên mẫu - dòng máy bay 4 cánh quạt DJI Phantom.
Máy bay không người lái nhỏ và rẻ
Pocket Drone có 2 cánh quạt chính. Cánh quạt thứ ba đóng vai trò quan trọng vì có chức năng của một kính viễn vọng, nhờ vậy giúp thiết bị bay quan sát và tránh va chạm với các vật cản. Được trang bị pin sạc lithium-polymer và gắn camera quan sát GoPro, máy bay có thể làm việc liên tục trong vòng 20 phút. Hệ thống 3 cánh quạt giúp thiết bị hoạt động êm và ít tốn năng lượng hơn loại 4 cánh quạt thông thường.
Theo tạp chí Gizmag thì Pocket Drone sẽ cung cấp dữ liệu liên tục và được định vị bởi hệ thống GPS. Bên cạnh đó, phần mềm điều khiển bay của thiết bị này được viết bằng mã nguồn mở nên chủ sở hữu có thể tùy ý viết thêm các đoạn mã lệnh để tăng thêm chức năng cho nó.
Hãng AirDroids hiện vẫn đang tiếp tục vận động tài chính cho dự án trên Kickstarter. Mặc dù con số chính thức chưa được công bố nhưng nguồn tin trên Gizmag cho biết hãng đã thu được gấp 5 lần số tiền mong đợi để đầu tư. Máy bay không người lái Pocket Dronesẽ được bán với giá 495 USD.


Trong phần đầu của chuyến bay thử nghiệm thứ 3 tại sân bay vũ trụ Mojave ở California, Mỹ, phi thuyền SpaceShipTwo được ghép nối phía dưới máy bay chuyên chở hai thân WhiteKnightTwo. Cuộc thử nghiệm này nhằm kiểm tra chất lượng lớp phủ nhiệt trên đuôi cũng như hệ thống điều khiển của tàu vũ trụ tư nhân, giúp phi công định hướng trong không gian cũng như giúp hành khách có điểm quan sát tốt nhất.
Khi hai máy bay ghép nối lên tới độ cao 14km, máy bay WhiteKnightTwo sẽ thả phi thuyền SpaceShipTwo để tự bay bằng tên lửa đẩy. Video do các camera gắn trên máy bay chuyên chở cho thấy, phi thuyền SpaceShipTwo đã đạt vận tốc tối đa là Mach 1,4, tương đương gần 1.234km/h ở mực nước biển. Trong khi đó, bất kỳ tốc độ nào nhanh hơn ngưỡng Mach 1 hay 1.200km/h đều được coi là siêu thanh.
Cận cảnh tàu vũ trụ tư nhân vượt rào cản âm thanh
Các vận tốc đạt được trong cuộc thử nghiệm cũng giúp phi thuyền tư nhân đạt tới độ cao 21,6km, vượt qua kỷ lục thiết lập trong chuyến bay ngay trước đó là 21km.
Các camera gắn trên SpaceShipTwo đã ghi lại nhiều góc độ và điểm quan sát khác nhau về phi thuyền SpaceShipTwo được tên lửa đẩy bay vút vào bầu trời. Phi công Dave MacKay đã điều khiển thành công phi thuyền và đưa nó trở về Trái đất an toàn.
Đây là chuyến bay đầu tiên của phi thuyền tư nhân có một phi công của hãng ngồi điều khiển trực tiếp trong buồng lái. Sau chuyến bay, ông MacKay mô tả trải nghiệm vừa qua của mình là "giấc mơ đã biến thành hiện thực".
Richard Branson, giám đốc điều hành Virgin Galactic, tuyên bố, thử nghiệm thành công chứng tỏ, hãng có phi công trưởng đủ tài năng để thực hiện các chuyến bay siêu thanh hoàn hảo, và rằng hãng có đủ các hệ thống cần thiết để giữ cho con người an toàn trong không gian.
Công ty Virgin Galactic đã lên kế hoạch xúc tiến các cuộc du lịch vũ trụ thương mại trong năm nay. Nhiều nhân vật nổi tiếng đã bắt đầu đăng ký tham gia các chuyến du lịch vũ trụ khứ hồi do công ty tổ chức. Giá vé cho mỗi hành khách được công bố là 250.000 USD.
Bản thân ông Branson cũng cam kết sẽ giữ một chỗ cho mình trong chuyến bay chính thức đầu tiên vào không gian của hãng.


Công nghệ bản đồ 3D mới, với đại diện là ứng dụng "người kỹ thuật số", đã đánh dấu giai đoạn mới trong đào tạo các nhà giải phẫu tương lai.
Nhờ vào công nghệ bản đồ 3D, con người có thể ngắm nhìn công viên trung tâm của New York, đi dạo trên Vạn Lý Trường Thành tại Trung Quốc hoặc phóng to hình ảnh chòm sao Bắc Đẩu mà không cần rời khỏi nhà. Mới đây, Công ty BioDigital đã trình làng công nghệ bản đồ mới, cho phép người dùng khám phá những bộ phận bên trong cơ thể, như xương, cơ, não và tim. Theo tờ The New York Post, ứng dụng "người kỹ thuật số sinh học" (tên tiếng Anh là BioDigital Human) hoạt động tương tự như Google Maps về cơ thể người. Có nghĩa là người dùng có thể dựa trên mô hình 3D có sẵn để tùy ý phóng lớn, thu nhỏ và quan sát cặn kẽ mọi góc độ, từ đó nắm được chức năng của các hệ thống khác nhau của cơ thể.
Người kỹ thuật số
Mô phỏng 3D về cơ thể người trên điện thoại di động - (Ảnh: BioDigital)
Giám đốc công nghệ 3D của BioDigital là Aaron Oliker cho hay mục tiêu cuối cùng của ứng dụng này là giúp con người dễ dàng tiếp thu kiến thức y học, và có khái niệm cụ thể hơn về những tình trạng bất thường của cơ thể, từ chuyện mọc mụn đến phát ho. Theo Giám đốc Oliker, công ty đã tạo nên các hoạt ảnh 3D cho các tổ chức y học, giáo dục và dần dần thu thập được toàn bộ bản đồ về từng bộ phận của cơ thể. Từ đó, công ty này tạo nên một nền tảng nhằm tăng cường sự hiểu biết về cơ thể con người, giống như Google Maps hoặc Google Earth. Công trình của BioDigital hiện đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sức khỏe và y học, trong đó có việc thay đổi cách thức bồi dưỡng các thế hệ nhà giải phẫu học tương lai. Chẳng hạn đối với Tổ chức phi lợi nhuận Smile Train, công ty Mỹ vừa thiết lập mô hình 3D đầu tiên để dạy bác sĩ thực tập ở những nước đang phát triển cách giải phẫu hàm ếch.
Lâu nay, các nhà giải phẫu tại Ấn Độ, Trung Quốc cùng các quốc gia châu Phi phải thực tập trong điều kiện thiếu thốn, với tài liệu lỗi thời và kiến thức không được cập nhật. Nếu chỉ xem qua các đoạn băng hình, các bác sĩ bị đóng khung vào một góc nhìn, còn các hoạt ảnh tốn thời gian chuẩn bị và lại đắt đỏ, chỉ cung cấp một khía cạnh của vấn đề. Trong khi đó, hình ảnh dựng trên nền tảng 3D hoàn toàn khác, do người xem có thể xoay hình ảnh theo mọi góc độ để quan sát cặn kẽ tình trạng vết mổ. Và do công cụ này được đặt trên web, ai cũng có thể truy cập miễn phí tại bất cứ ngóc ngách nào trên địa cầu. Hiện có nhiều mô hình mô phỏng phẫu thuật, nhưng ít người dùng vì chi phí cao, trong khi "người kỹ thuật số" được tải miễn phí tại địa chỉ https://www.biodigitalhuman.com/.
Bác sĩ Court Cutting, Giáo sư giải phẫu thẩm mỹ đã về hưu của Đại học New York (Mỹ), là người chỉ đạo việc dựng chương trình thực tập cho Smile Train. Nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ mới, dự kiến Smile Train sẽ triển khai ca phẫu thuật thứ 1 triệu vào tháng 4/2014. Hiện BioDigital đang thực hiện các mô phỏng 3D cho những lĩnh vực khác của y học và chăm sóc sức khỏe, từ các cuộc phẫu thuật nha đến liệu pháp bồi dưỡng thể lực và yoga. Theo thời gian, các nhà lập trình và nghiên cứu cứ tiếp tục bổ sung vào bản đồ 3D về cơ thể, để thực sự biến nó thành “một tài liệu sống” phục vụ cho nhu cầu của giới giải phẫu học trên toàn cầu.

Thang máy là một trong những phát minh rất tuyệt vời của con người. Nó giúp cho việc di chuyển trong các tòa nhà cao tầng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng liệu một thiết bị vốn đã tiện lợi như vậy còn có thể trở nên tiện lợi hơn nữa hay không? Đó chính xác là những gì mà các nhà khoa học ở Microsoft đang làm.
Chúng ta đã có điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, thậm chí có cả ngôi nhà thông minh nữa! Vậy thì tại sao không xây dựng một chiếc "thang máy thông minh"? Đó là câu hỏi mà Microsoft đã đặt ra – và tự mình đi tìm câu trả lời, bằng cách lắp đặt một chiếc camera Kinect trong thang máy, lập trình để nó nhận biết được khi có người muốn sử dụng và tự động mở sẵn cửa. Thật tiện lợi làm sao!
Dự án này hiện đang được tiến hành tại phòng thí nghiệm Washington thuộc tổ hợp Redmond của Microsoftm dưới sự điều hành giám đốc Eric Horvitz. Trong giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu tại đây đã đặt một chiếc camera Kinect ở sảnh để thu thập dữ liệu về hành vi của mọi người khi chuẩn bị muốn lên thang máy hay chỉ đi ngang qua.
Thang máy thông minh của Microsoft sẽ giao tiếp bằng cử chỉ
Microsoft phát triển "Thang máy thông minh"
Ở giai đoạn tiếp theo của dự án, họ sẽ là tiến hành lập trình cho thang máy để có thể tương tác với người dùng bằng cử chỉ, như giám đốc Horvitz đã phát biểu trên tờ Bưu điện Washington: "Một vật nặng nề và cổ lỗ sĩ như một chiếc thang máy giờ sẽ có thể giao tiếp bằng những cử chỉ rất dễ thương như vừa hỏi "Bạn có muốn lên không?" vừa mở sẵn cửa mời chào" (Có lẽ là đưa đẩy cánh cửa qua lại khi nó không chắc rằng bạn có muốn sử dụng thang máy hay không). Còn một khả năng khác là bạn có thể ra tín hiệu bằng cách gật đầu, và chiếc thang máy sẽ biết được phải làm gì, mặc dù vậy khả năng này vẫn chưa được thử nghiệm.
Vào thời điệm hiện tại, bạn sẽ không thể tìm thấy công nghệ này ở bất cứ đâu ngoài phòng thí nghiệm của Microsoft. Nhưng có lẽ, trong tương lai, khi bạn đang sốt ruột chờ thang máy và liên tục than vãn "nhanh lên, nhanh lên", bạn sẽ không phải kêu ca với một bức tường chỉ biết câm lặng nữa.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014


  - Biến tần là gì?
  Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được.
  - Nguyên lý hoạt động của biến tần
  Nguyên lý cơ bản làm việc của bộ biến tần cũng khá đơn giản. Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96. Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.
   
bien tan la gi nguyen ly hoat dong
 
   Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện áp - tần số là không đổi. Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4. Điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc hai của điện áp.
      Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất được chế tạo theo công nghệ hiện đại. Nhờ vậy, năng lượng tiêu thụ xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.
      Ngoài ra, biến tần ngày nay đã tích hợp rất nhiều kiểu điều khiển khác nhau phù hợp hầu hết các loại phụ tải khác nhau. Ngày nay biến tần có tích hợp cả bộ PID và thích hợp với nhiều chuẩn truyền thông khác nhau, rất phù hợp cho việc điều khiển và giám sát trong hệ thống SCADA.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

#Sơ đồ nguyên lý:

Điện Tử: Mạch hẹn giờ đơn giản


# Hoạt động :
        Hiện nay đa số những chiếc quạt bàn trên thị trường đều sử dụng mạch hẹn giờ bằng cơ khí nên độ bền không cao, thời gian hẹn giờ ngắn ,đồng thời khi hoạt động thì phát ra những tiếng kêu rất khó chịu ! Chỉ cần bạn bỏ chút thời giờ để lắp mạch điện đơn giản này này bạn sẽ thấy nó hơn hẵn cái công tắc hẹn giờ bằng cơ khí kia. Chỉ cần bạn ấn nút là nó hoạt động ngay.
    Nguyên lý của nó như sau :
        -Khi bạn ấn nút start lập tức nguồn 12V một chiều được nạp cho tụ điện 2200uF ,một phần dòng điện được đưa qua R100K và VR1M đến bazơ của 2 transitor mắc dalington Q1,Q2 làm hai transitor này dẫn cấp dòng cho rơle.
        -Khi bạn buông tay ra ,dòng điện trong tụ 2200uF tiếp tục phóng ra qua 100K và VR1M duy trì phân cực thụân cho 2 transitor này --->rơle vẫn tiếp tục hút đóng công tắc cho quạt.
        -Sau một thời gian tụ điện phóng hết điện thì sự duy trì phân cực thuận cho transitor không còn nữa ---> transistor Q1,Q2 ngắt ---> cắt dòng qua rơle.
        -Điều chỉnh VR1M để cho thời gian giử rơle như mong muốn ,diode mắc ngược để chóng dòng điện cảm ứng của cuộn dây sinh ra làm hỏng transitor.
    Mạch điện rất dể lắp , hoạt động được ngay ! nếu muốn có thời gian lâu hơn thì bạn thay C 2200uF bằng tụ có điện dung 4700uF. Chúc các bạn thành công với sơ đồ này !
 # Linh kiện: công tắc là loại ấn nhả , rơle một chiều 12V C828X2 ,VR1M, diode 1N4007.

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014












Lò vi sóng là một  trong những phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ngày nay, hàng triệu gia đình trên thế giới sở hữu ít nhất một chiếc lò vi sóng. Điều kì diệu của lò vi sóng là nấu chín thức ăn trong một thời gian ngắn kỷ lục. Thêm nữa, hiệu năng sử dụng điện của lò cực cao, do chúng chỉ hâm nóng trực tiếp qua thức ăn chứ không phải qua những vật trung gian theo cách nấu truyền thống như xoong ,nồi cũng như nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh.
Lò vi sóng gồm các bộ phận chính:
  •  Buồng nấu(usable space).
  • Mạch vi điều khiển (microcontronller)
  • Máy phát sóng cao tần (magnetron) – nguồn phát sóng
  • Ống dẫn sóng (Waveguide)
Nguyên lý hoạt động
Sóng viba được tạo ra từ một bộ dao động điện từ và được khuếch đại nhờ Magnetron hoạt động như một đèn điện tử 3 cực. Năng lượng (sóng viba) từ máy phát (magnetron) được truyền theo ống dẫn sóng đến quạt phát tán (phía trên nóc lò) để đưa sóng ra mọi phía (hình 1-21). Ở giữa lò các sóng phân tán đều đặn nhờ sự phản chiếu của sóng lên thành lò. Thức ăn được đốt nóng bởi các phân tử nước.
Sự đốt nóng chia ra làm hai giai đoạn:
  • Nước chứa trong thức ăn được hâm nóng bằng các sóng cực ngắn.
  • Nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn.
Bộ phận phát sóng Magnetron
Magnetron gồm một hình trụ rỗng bằng kim loại, bên ngoài là cực dương (anốt), phía trong người ta đặt những khoang cộng hưởng (cavity resonance) như ở hình 1-22. Để làm tăng tần số từ 50 Hz đến 2450 Hz, người ta dùng một bộ dao động mà bộ phận thiết yếu là mạch cộng hưởng song song. Mỗi khoang cộng hưởng tương đương như một mạch cộng hưởng song song.
Ở giữa trụ rỗng là âm cực (catốt) trong đó có một dây để đốt nóng (filament)
Bên trong magnetron là chân không, giữa điện cực âm và dương người ta dùng hiệu điện thế khoảng 2300 volt để tạo từ trường. Từ trường này làm di chuyển các electron từ cực âm sang cực dương. Để tạo ra và giữ cho các dao động ở tần số cao, các điện từ phải di động theo đường xoắn ốc trước các khoang cộng hưởng. Đường đi này có được là nhờ một từ trường tạo bởi thanh nam châm mà đường sức của nó thẳng góc với điện trường E.
Trong một điện từ trường mạnh, phân tử nước hướng theo chiều các đường sức. Dưới tác dụng của điện từ trường, các nguyên tử hydro và oxy thay đổi cực 2,45 tỉ lần trong một giây. Sự cọ sát giữa các phân tử nước với nhau tạo ra nhiệt. Nước trong thức ăn được đốt nóng nhanh chóng và truyền năng lượng cho các thành phần khác của thức ăn, do đó toàn bộ thức ăn được đốt nón.
bếp từ họat động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. .
bếp từ họat động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. .
nguyên lý hoạt động của bếp từ

Nguyên lý
Nguyên lý chính của bếp điện từ là dùng dòng Fucô để làm nóng trực tiếp nồi nấu. Khi cắm điện vào bếp từ mạch dao động điên LC sinh ra 1 từ trường biến thiên trên mặt bếp, Nếu có vật dẫn từ trên mặt bếp thì trong lòng vật dẫn từ có 1 dòng điện chạy nội tại trong nó, dòng điện này có tác dụng sinh nhiệt lớn, dòng điện này gọi là dòng FUCO
Vì lý do đó, nồi nấu phải được chế tạo bằng vật liệu sắt từ (một số nồi nấu làm bằng Inox không sử dụng được. Do nồi được làm nóng trực tiếp nên hiệu suất truyền nhiệt rất cao, ít tổn thất nhiệt. Phần mạch điện bên trong có sử dụng cầu chỉnh lưu AC-DC, mạch dao động tần số cao, IGBT điều khiển công suất, cuộn dây cảm ứng và tất nhiên là phải có MicroController để điều chỉnh và kiểm soát chế độ nấu… 
Cấu tạo của bếp từ:
Bêp có 1 cuộn dây để tạo ra từ trường biến thiên với tần số cao có thể thay đổi được, ta chỉnh nhiệt độ của bếp bằng cách thay đổi tần số này. Một cách gần đúng có thể coi tất cả từ thông hướng thẳng góc với mặt bếp để xuyên lên đáy nồi như hình Bên:
Tại sao đáy nồi sao sinh nhiệt được???
Dòng FU-CO là dòng điện được sinh ra khi có một từ thông xoay chiều xuyên qua một vật (mặt phẳng) là kim loại “thẩm từ”, nó tuân theo định luật “Bàn tay trái”. Chiều của dòng FU-CO được minh họa như hình dưới bên :
Nguyên Tắc Hoạt Động
Dòng FU-CO này sẽ làm cho vật (đáy nồi) sinh nhiệt tương đối lớn vì ta có thể xem đáy nồi là cuộn dây thứ cấp có điện trở rất nhỏ, các electron di chuyển với tốc độ cao sẽ va đập lẫn nhau nên sinh nhiệt, nhiệt lượng sinh ra nhiều hay ít phụ thuộc vào : Cường độ từ trường, Tần số từ trường và Diện tích mạch từ (đáy nồi)
Về nguyên lý hoạt động, loại bếp này áp dụng hiện tượng cảm điện từ do Faraday khám phá ra từ năm 1830. Nhưng mãi đến gần 150 năm sau các chuyên viên nghiên cứu nhóm Thomson mới có ý định áp dụng hiện tượng này trong việc chế tạo ra chiếc bếp từ
. Vật dẫn nằm yên trong từ trường biến thiên.
Sự biến thiên của từ thông qua một môi trường dẫn điện làm xuất hiện ngay trong môi trường ấy những sđđ cảm ứng
Các dòng điện cảm ứng trong trường hợp này được gọi là dòng điện Foucault, biến đổi một số điện năng ra nhiệt năng. Theo hiệu ứng Joule – Lenz, và do đó tăng nhiệt độ của môi trường.
Xác định số điện năng bị mất đi vì dòng điện Foucault
Trong một thanh dây dẫn hình trụ tròn xoay,bán kính a, chiều dài h và chịu tác dụng của một cảm ứng từ biến thiên tuần hoàn song song với trục.
Suất điện động cảm ứng trong một mạch trên mặt trụ bán kính r là :
ξ = -
Suất điện động này, sẽ tạo ra dòng điện I chạy trong mạch điện giới hạn bởi các mặt trụ bán kính r và r + dr (h.2). Điện trở của mạch này là :
R =
R = ( ρ : điện trở suất của môi trướng).
Công suất nhiệt được giảiphóng trong mạch là:
dP = R.I2 =
Công suất tỏa nhiệt trên thanh dây dẫn
P =
Lò điện cao tần : Dòng điện Foucalt để đun nóng kim loại trong các
lò điện cao tần . Quấn quanh lò các vòng dây rồi cho dòng điện xoay chiều cao tần chạy qua. Dòng điện cao tần sinh ra từ trường biến thiên cao tần , sinh ra dòng điện Foucault lò điện cao tần gây nhiệt đủ lớn nung chảy kim loại trong lò. Chỉ có kim loại mới nóng chảy, còn võ lò bằng gốm ( dòng điện Foucault không làm nóng chảy khối điện môi).
Kim loại chuyển động trong từ trường không đổi :
Khi kim loại chuyển động trong từ trường thì các electron tư do bị từ trường tác dụng lực Lorentz, khiến các electron tự do chuyển động có hướng sinh ra dòng điện cảm ứng và cũng gọi là dòng điện Foucault, dòng điện Foucault vừa sinh ra tức thời tác dụng lực có chiều cản trở chuyển động của vật dẫn (qui tắc bàn tay trái).
Tác dụng này được ứng dụng trong các dụng cụ đo điện từ như máy đo điện năng, bộ phận hãm dao động trong các dụng cụ đo, trong những bộ thắng xe (phanh xe) điện từ trong những ôtô hạng nặng…..
Ưu điểm bếp từ có thể liệt kê như sau:
Về hiệu suất của bếp từ: cực cao! Đến 90%! Vì năng lượng gần như được truyền trực tiếp để làm dao động các phân tử của nồi nấu, trong khi bếp ga hiệu suất khoảng 55%; bếp điện thường khoảng 65%. Như vậy, nếu các bác đang dùng gas chuyển sang dùng bếp từ sẽ tiết kiệm được khoảng 40% tiền nhiên liệu, tương tự: từ bếp điện sang bếp từ sẽ tiết kiệm được khoảng 25-30% chi phí.
Nhược điểm bếp từ:
Bếp từ cũng có nhược điểm riêng của nó có thể liệt kê 1 số nhược điểm như sau:
Thứ nhât bếp từ kén nồi, chỉ những loại nồi làm bằng vật liệu dẫn từ mới có khả năng sử dụng được (sắt thép, nhôm) . Nồi inox không thể nấu được bằng bếp từ.
Thứ hai gia đình có người sử dụng các thiết bị điện tử y hoc ví dụ như máy trợ tim thì không nên sử dụng bếp từ vì từ trường của bếp không tốt cho các thiết bi đó