GIỚI THIỆU.
Trong phần này, chúng tôi sẽ kiểm tra các động cơ điện thường tìm thấy trong một nhà máy điện. Chúng tôi sẽ giới hạn thảo luận của chúng tôi về động cơ cảm ứng bởi vì chúng được sử dụng gần như hầu hết tại các nhà máy điện vì nó tiêu thụ điện thấp và yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn (là các tiêu chí sự lựa chọn của động cơ). Cụ thể, chúng tôi muốn kiểm tra đặc tính các tín hiệu rung của động cơ, có thể lỗi cơ khí hoặc lỗi do bên điện. Ngoài ra, chúng tôi sẽ đưa ra một số hướng dẫn về cách phân biệt các rung động riêng biệt (của động cơ) từ rung động của thiết bị được dẫn động để hỗ trợ trong việc phân tích độ rung.
THIẾT KẾ CƠ SỞ
Động cơ điện thường chỉ có hai vòng bi, một ở mỗi đầu. động cơ nhỏ hơn (ít hơn 500 hp) thường sử dụng ổ bi lăn, trong khi động cơ lớn hơn sẽ sử dụng ổ bạc trượt 2 nửa. Phương pháp bôi trơn khác nhau từ bôi trơn bằng vú mỡ, hộp chứa dầu bôi trơn với vòng văng dầu, đến hệ thống dầu được bơm cung cấp vào ổ của động cơ (thường có ở hầu hết động cơ lớn và đắt tiền).
Ổ bạc trượt thường được đặt ở nửa dưới của nắp bích đầu trục động cơ. Các bích này thường có hai phần. Trong động cơ nhỏ hơn, các bích là một tấm với ổ lăn gắn vào. Một số động cơ rất cũ và một số động cơ rất lớn sử dụng vòng bi được đặt trên bệ riêng biệt, nhưng điều này không phải cái chúng ta sẽ nói về tại đây. Mặt bích này thường có bậc để ghép mộng với thân và lắp chốt định vị nhằm để đảm bảorotor đồng tâm với stator (khe không khí đều). Các stator trong hầu hết các động cơ không thể tháo rời, nó thường là một khối được hàn vào khung của động cơ.
Động cơ cảm ứng lồng sóc là các động cơ được nhà máy điện lựa chọn chủ yếu là nhờ xem xét các tiêu chí: chi phí ban đầu, bảo dưỡng và vận hành. “Lồng sóc” đúng như tên gọi, nó đề cập đến việc bố trí các thanh bar ở roto, cái gì đó trông giống như một chiếc thang uốn cong thành một vòng tròn hoặc được uốn cong lại thành vòng kín như cái lồng để nuôi sóc, do đó có tên “lồng sóc”.
Động cơ đồng bộ thường không được sử dụng trong các nhà máy điện như vậy chúng sẽ không được thảo luận ở đây. Hầu như các động cơ được sử dụng trong các nhà máy điện sẽ có rotor được tạo bởi thanh bar có nghĩa là thanh dẫn rotor là thanh dài hình chữ nhật chạy dài theo lõi sắt rô to và được hàn lại với nhau thành lồng sóc. Stators được quấn bên trong bằng bộ dây quấn và được cách điện khi chèn vào stator. Thông thường, một bộ dây quấn được nhúng hoặc ngâm véc-ni, véc-ni sẽ làm cho bộ dây quấn vững chắc hơn trong stator .
Động cơ điện là thiết bị chỉ có một phần chuyển động là rôto. Tuy nhiên, động cơ điện được tạo thành bởi nhiều bộ phận với nhau. Thông thường, động cơ điện là rất đáng tin cậy và ít bị hư hỏng. Do đó, khi chúng hoạt động, cần chú ý rằng chúng được cấu tạo từ nhiều phần nên có thể bị hư, gây ra trục trặc về điện và cơ khí.
Tốc độ đồng bộ của động cơ, cũng như số cặp cực trong động cơ, có thể được xác định bằng công thức sau:
P = fline*120/ fsync
Trong đó:
P= Số đôi cực
fline= Tần số nguồn
fsync= Tần số đồng bộ
Một động cơ cảm ứng sẽ quay ở tốc độ ít hơn tốc độ đồng bộ fsync. Sự khác nhau giữa tần số nguồn và tần số thực tế của mô tơ gọi là hệ số trượt.
MỘT SỐ DẠNG HƯ HỎNG
Khi tìm nguyên nhân hư hỏng của Motor điều quan trọng là ta nên tách hư hỏng của phần cơ ra khỏi phần điện. Những thử nghiệm sau sẽ giúp tìm ra đâu là nguyên nhân hư hỏng phần cơ hay phần điện:
1. Cắt nguồn khi Motor đang họat động đơn độc (solo). Lúc đó vấn đề về điện thường sẽ mất đi khi cắt nguồn.
2. So sánh họat động khi Motor chạy độc lập và Motor kết nối dẫn động. Thông thường phần cơ khí của máy được mô tơ dẫn động là nguồn gây ra hư hỏng.
3. Quan sát những thay đổi trong suốt quá trình khởi động , Khi họat động độc lập, kết nối dẫn động và mang tải.
Những hiện tượng sau đây sẽ được đề cập đến những kiểm tra trên để giúp xác định nguồn gốc của vấn đề:
1. Dòng điện khởi động
2. Cọ xát giữa Stator và Rotor.
3. Mất cân bằng
4. Thanh dẫn rotor bị gãy
5. Lõi sắt rotor bị lệch tâm
6. Khe hở không khí không bằng phẳng
7. Tâm từ trường
8. Tính không ổn định màng dầu bôi trơn
9. Lõi thép rotor bị ngắn mạch
10. Độ võng của stator
11. Ảnh hưởng công nghệ
12. Ảnh hưởng cơ khí
(Còn tiếp)
Tác giả: KS Cơ khí Nguyễn Thanh Sơn, KS Điện Nguyễn Thanh Thuần
0 nhận xét:
Đăng nhận xét