Thiết kế mạch điện tử, sửa chữa động cơ, biến tần, plc, thiết kế tủ điện tại Hà Nội

0979 330 129

Free Global Counter

Số lượt xem trong ngày

Được tạo bởi Blogger.

Translate

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014




Trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ, đặc biệt là khi trẻ còn nhỏ. Vì vậy, bên cạnh những phát minh to lớn khác thì cũng có rất nhiều phát minh đơn giản dành cho trẻ em. Mục đích chính của hầu hết các phát minh này là hỗ trợ cha mẹ giữ trẻ và bảo vệ an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, không phải phát minh nào cũng hiệu quả và được sử dụng rộng rãi. Chuyên mục "Mỗi tuần một phát minh" tuần này sẽ gởi đến các bạn 11 phát minh "vui vẻ" dành cho trẻ em vào đầu thế kỷ 20.

Tháng 5 năm 1916: Chiếc nôi gắn ngoài cửa sổ

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20
Một chiếc nôi ngủ dành cho bé được gắn ngoài cửa sổ của một ngôi nhà cao tầng cách mặt đất hàng trăm mét, điều này liệu có phải là sự thật? Vâng, trong một thành phố với dân số quá lớn, mật độ dân số quá cao, người ta phải chen chúc nhau trong những không gian chật hẹp của những tòa nhà cao tầng. Các bậc cha mẹ quan tâm đến những đứa con yêu dấu của mình phải sống trong một không gian chật hẹp thiếu dưỡng khí và ánh sáng. Vì vậy, các nhà phát minh đã nắm bắt được nhu cầu đó và cho ra đời một chiếc nôi có mái che và có thể đính vào bất cứ chiếc của sổ nào. Thiết bị này có một khung sắt được gắn chắc chắn vào cửa sổ, chịu được trọng lượng hơn 226 kg và có thể chống chọi trước những cơn gió mạnh trên cao. Mặt trong có một cửa lưới để ngăn em bé leo vào bên trong nhà. Trong hình trên, chúng ta có thể thấy chiếc nôi ngủ này đủ rộng để có thể chứa cả một chiếc xe đẩy trẻ em để người mẹ có thể đung đưa ru con mình ngủ.

Tháng 9 năm 1917: Chiếc nôi tự đung đưa

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20
Giống như nhiều bậc cha mẹ khác, Sheldon D. Vanderburgh, một nhà phát minh đến từ Hastingson Hudson, New York, cảm thấy mệt mỏi vì phải dỗ dành đứa con luôn khóc quấy mà không chịu ngủ. Cuối cùng, ông đã tìm một giải pháp đó là một chiếc nôi cho trẻ em có thể tự đung đưa. Đầu tiên, Vanderburgh làm một chiếc nôi có lưới bao quanh. Sau khi ráp phần nôi vào một chiếc khung gỗ, ông nhận ra rằng chiếc nôi sẽ hiệu quả hơn nếu nó có thể tự đung đưa mà không cần đến lực đẩy của con người. Vậy là ông đã lắp thêm một dây cót tích trữ năng lượng bằng lò xo và con lắc vào một chiếc trục. Kết quả là chiếc võng đã tự đung đưa như con lắc của đồng hồ sau khi lên dây cót. Thêm nữa, ngoài khả năng tự đung đưa, chiếc nôi còn phát ra những tiếng động đều đặn theo nhịp khiến đứa bé có thể đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.

Tháng 10 năm 1917: Ống giữ em bé

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20
Khi các bậc cha mẹ đưa con trẻ theo trên những chuyến tàu hỏa, họ luôn băn khoăn và lo ngại rằng con của mình sẽ khóc hoặc làm phiền đến những người khác trên khoang. Họ nói: "Chúng tôi mong đợi từ năm này sang năm khác rằng sẽ có một nhà phát minh thông minh nào đó chế tạo một thiết bị để những đứa trẻ sơ sinh có thể nghịch ngợm, khóc quấy thoải mái khi nằm bên trong mà vẫn không làm phiền những hành khách khác". Các bậc phụ huynh đòi hỏi thiết bị cần phải được bịt kính bằng một vật liệu cách âm để tiếng ồn không thể phát ra được.
Caleb M. Prather, nhà phát minh đến từ Evanston, Illinois đã thiết kế một chiếc nôi xách tay có hình ống được đục lỗ. Trong lúc thức, đứa trẻ được đặt bên trong chiêc nôi này để cha mẹ chúng có thể dỗ dành và trông chừng, đến khi ngủ, chiếc nắp sẽ được đóng lại và đứa trẻ vẫn có thể thở bình thường thông qua các lỗ thông khí. Cha mẹ của trẻ sẽ được rảnh tay nghỉ ngơi mà không phải mệt mỏi bế chúng trên tay trong suốt chuyến đi nữa.
Mặc dù đây là một thiết bị tiện lợi cho các bậc cha mẹ nhưng lại gây sự khó chịu cho các hành khách xung quanh vì vẫn chưa giải quyết được vấn đề hạn chế tiếng ồn của đứa trẻ. Hơn nữa, không gian trong "chiêc nôi" này quá chật hẹp nên cuối cùng sản phẩm của ông không được phổ biến rộng rãi.

Tháng 2 năm 1920: Chiếc nôi có động cơ

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20
Dù sao đi nữa, đung đưa liên tục một chiếc nôi để dỗ một đứa bé ngủ không phải là một công việc thú vị cho lắm. Do đó, các nhà phát minh đã chế tạo ra một chiếc nôi có động cơ để tự đung đưa liên tục trong vòng 2 tiếng đồng hồ mà không cần có người theo dõi. Giống như chiếc nôi tự đung đưa của Vanderburgh, chiếc nôi của nhà phát minh Luther P. Jones cũng được trang bị hệ thống truyền động chính là động cơ của một chiếc đồng hồ cơ. Như trong bức ảnh, chiếc nôi được treo trên một cái trục, bên trên là hệ thống cơ được gắn vào khung bằng kim loại. Để vận hành chiếc nôi này, người ta chỉ việc lên dây cót, các bánh răng sẽ vận động làm chiếc trục dao động qua lại và nôi tự đung đưa. Hoạt động của hệ thống bánh răng cũng phát ra những tiếng tách tách vui tai để đứa trẻ có thể đi vào giấc ngủ dễ hơn.

Tháng 5 năm 1934: Đèn tia cực tím dành cho trẻ em

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20
Vụ bắt cóc em bé tên Lindbergh vào mùa xuân năm 1934 đã khiến các bậc cha mẹ hết sức ám ảnh. Do đó, người ta đã tạo ra một thiết bị báo động tương tự như hệ thống báo động bằng laser công nghệ cao mà bạn nhìn thấy trong các bộ phim hành động. Tuy nhiên, thay vì sử dụng laser, người ta sử dụng những bóng đèn tia tử ngoại được giấu dưới chiếc nệm của trẻ. Khi chiếc nệm bị xâm phạm, tia cực tím sẽ chiếu vào một bộ cảm biến điện tử kích hoạt âm thanh báo động. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ thật sự không yên tâm khi đứa con bé bỏng của mình lại phải nằm trên một hệ thống máy móc nhạy cảm như vậy.

Tháng 10 năm 1939: Chỗ ngồi cho trẻ em trên xe đạp

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20
Bạn muốn đưa trẻ theo khi đi dạo phố bằng xe đạp nhưng việc vừa bế trẻ một tay vừa cầm lái lại không an toàn. Vì vậy, phát minh của Emile Eberle đến từ Geneva, Thụy Sĩ chính là câu trả lời dành cho bạn. Một chiếc ghế được gắn chặt vào tay lái và chiếc khung kim loại được gắn chặt vào cổ xe sẽ giúp bạn thoải mái đưa con dạo chơi.

Tháng 10 năm 1939: Chiếc mặt nạ phòng độc dành cho trẻ em

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20
Chiếc mặt nạ toàn thân này thoạt nhìn thật hài hước, thế nhưng trước sự đe dọa của các cuộc tấn công bằng khí độc vào năm 1938 khi chiến tranh sắp bùng nổ thì đây thật sự đây là một lựa chọn khá lý tưởng. Chiếc mặt nạ này được Pháp phát triển dành cho người lớn kèm theo một phần mở rộng dành cho trẻ em. Nó được trang bị một bộ lọc và một bộ phận hoạt động như một lá phổi được chế tạo bằng cao su. Người giữ trẻ luôn kiểm soát được lượng không khí trong lành đi vào bất cứ lúc nào bằng chiếc phổi nhân tạo này.

Tháng 12 năm 1938: Đèn UV đóng đấu trẻ sơ sinh

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20
Để tránh tình trạng nhầm hoặc đánh tráo trẻ sơ sinh, người ta đã phát minh ra một dụng cụ dùng tia cực tím để "đóng dấu" tên viết tắt của em bé vào da ngay khi đứa trẻ vừa được sinh ra tại bệnh viện. Chiếc đèn tia cực tím cầm tay này sẽ chiếu tia cực tím thông qua một con dấu mang tên đứa bé và để lại trên da một dấu nhạt, dấu này sẽ tự biến mất sau vài tuần. Đây được ví như lần bị cháy nắng đầu tiên trong đời đứa bé vậy.

Tháng 8 năm 1939: Bản nâng cấp mặt nạ phòng độc cho trẻ em

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20
Chiếc mặt nạ được ra đời trong hoàn cảnh một tháng sau khi Đức chiếm đóng Ba Lan. Nó được thiết kế bởi các nhà phát minh người Anh sau 3 năm nghiên cứu. Tương tự như mặt nạ phòng độc cho em bé trước đó, nó cũng có một bộ lọc và một chiếc bơm không khí để người giữ trẻ có thể kiểm soát lượng không khí cho bé. Phần trùm trên đầu được làm bằng vải kín khí trong khi phần cửa sổ được làm bằng vật liệu cellulose cho phép đứa bé có thể quan sát được môi trường xung quanh.

Tháng 9 năm 1939: Dụng cụ tập đi cho trẻ em

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20
Hầu hết các bậc cha mẹ đều tập con mình đi bằng cách nhẹ nhàng nâng chúng lên bằng tay hoặc mua cho chúng một chiếc xe tập đi. Thế nhưng, một kỹ sư người Thụy Sĩ có một ý tưởng hay hơn là thiết kế một dây đeo và xà gỗ nối giữa chân của cha mẹ vào chân của đứa bé. Bằng cách đó, cha mẹ có thể dùng chân dễ dàng hướng dẫn đứa trẻ bước đi. Một hệ thống ròng rọc cũng được gắn liền với chiếc xà gỗ để giữ cho đứa trẻ được đứng thẳng và cân bằng.

Tháng 10 năm 1939: Đai an toàn trong bồn tắm

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20
Thật là không an toàn khi bạn để con một mình trong bồn tắm mà không quan sát. Thế nhưng, nếu có một việc đột xuất như có người gọi cửa hoặc một đứa con khác đang khóc ở phòng kế bên thì sao? Thay vì hét lên để gọi sự giúp đỡ của vợ, chồng hoặc những người khác thì phát minh này sẽ cho phép bạn tự ra khỏi phòng tắm mà không cần phải bận tâm về đứa trẻ. Carl H. Fischer, một nhà phát minh đến từ bang Iowa đã chế tạo một thanh kim loại nhỏ để giữ chặt đứa bé vào trong thành bồn tắm khi bà mẹ đang bận công việc. Để sử dụng, chỉ cần đeo đai an toàn cho bé vào thanh kim loại và đính thanh kim loại vào bồn tắm. Hai đầu của thanh kim loại được gắn một miếng đệm cao su để nó có thể được cố định vào thành bồn tắm, qua đó giữ em bé được ngồi vững ở một vị trí cố định.
Theo Tinh Tế, Popsi



Có những phát minh giúp cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn nhưng lại được sử dụng trong những mục đích chiến tranh.
Mục đích của mỗi cuộc chiến có thể là xâm lược, cướp bóc, tranh giành quyền lực hay bảo vệ lãnh thổ, tuy nhiên cho dù mục đích là gì thì ai cũng muốn là người chiến thắng. Để giành được chiến thắng không phải điều đơn giản khi mà chiến tranh cũng như cách thức chiến đấu đã thay đổi rất nhiều từ cái thời người ta vẫn còn dùng gươm và giáo.
Kể từ khi công nghệ, khoa học phát triển, con người đã biết vận dụng những phát minh mới nhất để có thể giành chiến thắng trong các cuộc chiến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua 10 phát minh quan trọng đã làm thay đổi, hay có thể nói là tạo nên những bước đột phá mới trong cách thức chiến tranh.

10. Xe ngựa

Những phát minh làm thay đổi cách thức chiến tranh trên thế giới
Xe ngựa không chỉ là phát minh làm thay đổi ngành giao thông vận tải, mà còn làm thay đổi hoàn toàn cách thức chiến tranh. Giống như những cỗ xe tăng cổ đại, các chiến xa này trở thành phương tiện di chuyển vô cùng đáng sợ trên chiến trường, không chỉ có tính ổn định, nó còn có thể càn quét qua những đám đông binh lính trên chiến trường.
Xe ngựa được phát minh vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên, tuy nhiên khoảng năm 1800 trước Công nguyên xe ngựa mới được cải tiến và sử dụng trong chiến tranh. Nó thực sự đã trở thành nỗi khiếp sợ của bộ binh trên chiến trường. Các chiến xa này được sử dụng hiệu quả nhất bởi những đội quân của người Hy Lạp và La Mã.

9. Thuốc súng

Thuốc súng được phát minh bởi người Trung Quốc vào khoảng năm 800 sau Công nguyên, được phát minh một cách vô tình trong khi cố gắng tìm phương thuốc trường sinh bất tử. Sau đó, người Trung Quốc đã tận dụng phát minh này để chế tạo thuốc nổ, bom và súng. Chính phủ Trung Quốc lúc đó đã cố gắng giữ kín bí mật về thuốc súng, tuy nhiên sau đó nó vẫn được biết đến và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Tuy là nước tìm ra công thức của thuốc súng và chế tạo những khẩu súng, pháo thần công đầu tiên, tuy nhiên các nước Châu Âu mới là người tận dụng hết sức mạnh của thuốc súng với nhiều loại vũ khí uy lực.
Những phát minh làm thay đổi cách thức chiến tranh trên thế giới
Sự ra đời của thuốc súng kéo theo sự phát triển của các loại pháo thần công và súng, đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức chiến đấu. Súng có tầm bắn xa, chính xác và sát thương cao hơn rất nhiều so với cung hay nỏ trước đây. Trong khi đó, thuốc nổ và pháo thần công có uy lực rất lớn, có thể gây sát thương trên diện rộng và phá hủy những bức tường thành kiên cố nhất. Phát minh mới này cũng đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh thời trung cổ với các hiệp sĩ và gươm giáo.

8. Rãnh xoắn nòng súng

Súng là một trong những vũ khí vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên những khẩu súng đầu tiên có tầm bắn và độ chính xác khá thấp khiến những người lính vẫn phải sử dụng ở khoảng cách gần. Một trong những nguyên nhân chính là những khẩu súng đầu tiên có nòng trơn, viên đạn hình tròn sau khi được bắn ra sẽ va đập vào nòng súng và làm thay đổi quỹ đạo cũng như không đảm bảo sự ổn định khi bay ra.
Những phát minh làm thay đổi cách thức chiến tranh trên thế giới
Rãnh xoắn trong nòng súng được phát minh vào năm 1800, đã khắc phục hoàn toàn nhược điểm này. Bên trong nòng súng được tạo các rãnh xoắn, khiến viên đạn xoay tròn sau khi được bắn ra, do đó viên đạn bay theo đường thẳng sau khi ra khỏi nòng súng. Sau này rãnh nòng xoắn cũng được áp dụng trên các loại pháo lớn, giúp tăng tầm bắn cũng như độ chính xác lên rất cao.

7. Động cơ đốt trong

Động cơ đốt trong là phát minh cách mạng làm thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp thế giới, bên cạnh đó nó cùng góp phần làm thay đổi hoàn toàn cách thức chiến tranh. Hãy thử tưởng tượng nếu không có động cơ đốt trong, sẽ không có những cỗ xe tăng trên chiến trường, không có máy bay chiến đấu trên không và cũng không có tàu chiến hay tàu ngầm trên biển. Tất cả các khí tài quân sự đều yêu cầu năng lượng từ việc đốt cháy nhiên liệu.
Những phát minh làm thay đổi cách thức chiến tranh trên thế giới
Động cơ đốt trong được bắt đầu sử dụng nhiều nhất trong Thế chiến I cho đến tận ngày nay. Trong Thế chiến II, người Đức đã thành công khi chế tạo cỗ xe tăng đầu tiên có thể chạy 100km mỗi ngày để hành quân từ Ba Lan tới Nga trong 6 tháng. Tên lửa đạn đạo đầu tiên của Đức là V-2 cũng được trang bị động cơ đốt trong, đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong chiến tranh khi có thể tiêu diệt mục tiêu cách 300km chỉ trong vòng 5 phút. Nếu không có động cơ đốt trong, động cơ hơi nước vẫn có thể được sử dụng, tuy nhiên nó chỉ có thể dùng để chạy đầu máy xe lửa hoặc xe kéo chứ không thể tạo nên những cỗ máy chiến tranh uy lực như hiện nay.

6. Máy bay

Những phát minh làm thay đổi cách thức chiến tranh trên thế giới
Máy bay là phát minh đã đưa những cuộc chiến tranh lên bầu trời. Ý là quốc gia đầu tiên sử dụng máy bay trong mục đích quân sự. Năm 1911, người Ý đã sử dụng máy bay để do thám và đánh bom vào các căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ. Ban đầu các máy bay được sử dụng để do thám kẻ thù, sau đó các máy bay chiến đấu được chế tạo để tiêu diệt các máy bay do thám này, cuối cùng các máy bay ném bom được sử dụng để tiêu diệt các thành phố, căn cứ quân sự.
Máy bay đã làm thay đổi cách thức chiến tranh một cách hoàn toàn, không chỉ còn là những cuộc chiến trên mặt đất hay trên biển. Máy bay ném bom cũng đánh dấu bước ngoặt lớn khi có thể mang theo cả vũ khí hạt nhân.

5. Radio

Việc truyền thông tin trên chiến trường vô cùng quan trọng, trước đây Napoleon phải sử dụng những người lính để đưa quân lệnh và chỉ huy hơn 100.000 binh sĩ, thậm chí người ta còn dùng chim bồ câu để liên lạc trên chiến trường. Việc này tốn rất nhiều thời gian và không đảm báo tính an toàn cũng như khả năng bị đánh cắp bí mật quân sự. Radio ra đời đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức truyền tin trên chiến trường.
Những phát minh làm thay đổi cách thức chiến tranh trên thế giới
Đặc biệt khi quân đội càng ngày càng lớn, nhu cầu thông tin liên lạc trở nên rất thiết yếu, radio giúp những người chỉ huy có thể nắm rõ tình hình chiến trận cũng như ra lệnh cho quân sĩ gần như ngay lập tức. Trong Thế chiến II, radio sóng ngắn của Đức đã giúp họ thành công trong chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng”, kết nối các lực lượng máy bay và xe tăng giúp tác chiến một cách đồng nhất.

4. Sóng vô tuyến

Phát minh radio đã kéo theo một phát minh khác đánh dấu bước ngoặt trong quân sự đó là radar sử dụng sóng vô tuyến. Radar là cách thức đầu tiên mà một người lính có thể phát hiện kẻ địch mà không cần thấy tận mắt. Radar sử dụng một máy phát sóng vô tuyến sau đó thu lại các sóng phản xạ (sóng phản xạ lại sau khi gặp các vật thể kim loại), nhờ đó có thể phát hiện các máy bay hoặc xe tăng của kẻ thù từ khoảng cách rất xa.
Những phát minh làm thay đổi cách thức chiến tranh trên thế giới
Năm 1939, người Anh đã chế tạo hệ thống radar quân sự đầu tiên, một hệ thống cao 100m xung quanh đảo để phát hiện các máy bay của địch. Năm 1940, hệ thống radar này đã giúp không quân Anh ngăn chặn kịp thời một kế hoạch đánh bom của Đức. Radar cũng làm thay đổi chiến tranh trên biển, khi các tàu chiến và tàu ngầm dễ dàng bị phát hiện và tiêu diệt hơn.

3. Vũ khí hạt nhân

Những phát minh làm thay đổi cách thức chiến tranh trên thế giới
Được mệnh danh là phát minh chấm dứt tất cả các phát minh khác, vũ khí hạt nhân là vũ khí đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại từ trước tới nay. Vũ khí hạt nhân sau khi được phát minh và chế tạo đã được sử dụng hai lần . Năm 1945, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản và chấm dứt Thế chiến II. ‘Little Boy’ và ‘Fat Man’ là hai quả bom phân hạch được Mỹ sử dụng, mặc dù phản ứng của nó mới chỉ thực hiện được một phần nhưng đã tạo nên một uy lực khủng khiếp, lấy đi sinh mạng của gần 130.000 người Nhật, đồng thời phóng xạ của nó để lại nhiều hậu quả cho đến tận ngày hôm nay.

2. Vệ tinh

Trong Chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô luôn trong tình trạng lo ngại khi kẻ địch của mình đều sở hữu vũ khí hạt nhân. Điều này đã thúc đẩy hai cường quốc quân sự này phát triển những hệ thống cảnh báo sớm tên lửa hạt nhân. Mỹ đã đi tiên phong trong việc sử dụng vệ tinh gián điệp để phát hiện các tên lửa của kẻ địch.
Những phát minh làm thay đổi cách thức chiến tranh trên thế giới
Các vệ tinh quân sự đã đánh dấu bước đầu trong việc phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa như hiện nay, giúp cảnh báo sớm các tên lửa đạn đạo. Bên cạnh đó các vệ tinh hiện đại ngày nay còn có khả năng truyền thông tin, tín hiệu internet, giúp kết nối mạng lưới quân sự trên toàn thế giới.

1. Hệ thống định vị toàn cầu GPS

Bàn đồ quân sự giúp những người chỉ huy có thể dễ dàng đưa ra các kế hoạch tác chiến. Sự ra đời của hệ thống định vị toàn cầu GPS giống như một hệ thống bản đồ khổng lồ, không những vậy nó còn có khả năng hiển thị những đơn vị quân lính. Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng hệ thống GPS đầu tiên vào năm 1990 dựa trên thông tin thu thập liên tục của hơn 24 vệ tinh.
Những phát minh làm thay đổi cách thức chiến tranh trên thế giới
Hệ thống GPS cũng giúp xác định một cách chính xác vị trí của kẻ địch, khi người lính chỉ cần gửi về các thông tin về vĩ độ và kinh độ, từ đó có thể triển khai những cuộc không kích ném bom, hoặc tên lửa đạn đạo từ xa. Bên cạnh những chiến trường rộng lớn, GPS còn giúp thiết lập bản đồ tác chiến cho những người lính trong những chiến trường chật hẹp như đô thị, rừng rậm.
Không những vậy, hệ thống GPS còn được sử dụng để dẫn đường cho nhiều loại tên lửa thông minh, tăng khả năng tấn công chính xác. Các hệ thống hoạt động tự động không người lái cũng được áp dụng công nghệ này để tự dẫn đường tới các mục tiêu.
Theo Genk/PLXH



Các kỹ sư Mỹ đã phát minh thiết bị đầu tiên có khả năng nghe lén "thần sầu" bằng cách kiểm soát hướng di chuyển của sóng âm để người dùng có thể nghe được mà không bị phát hiện.
Thiết bị truyền âm một chiều
Giờ đây có thể khống chế chiều di chuyển của sóng âm - Ảnh: epanews.fr)
Nguyên mẫu thiết bị truyền âm khá phức tạp, nhưng về mặt cơ bản nó chứa hốc cộng hưởng, 3 quạt máy tính cỡ nhỏ có tác dụng lưu thông không khí ở vận tốc được khống chế và 3 cổng khác nhau để ghi âm.
Theo các chuyên gia Đại học Texas, sự sắp xếp như trên cho phép họ dẫn dắt âm thanh từ cổng này sang cổng kia, bất chấp trên thực tế âm thanh luôn có khuynh hướng lan tỏa theo mọi hướng.
Hành động lèo lái âm thanh đi theo hướng cụ thể không phải là chuyện dễ dàng, theo trang tin Gizmag.
Phát minh mới được đánh giá hết sức tiện dụng cho cơ quan tình báo các nước, cho phép gián điệp nghe lén mà không sợ bị phát hiện, và đó cũng là lý do dự án trên nhận được hỗ trợ của Cơ quan Giảm Nguy cơ Quốc phòng Mỹ.
Bên cạnh ứng dụng về mặt quân sự, thiết bị dẫn sóng âm có nhiều khả năng ứng dụng trong cuộc sống đời thường, chẳng hạn như chặn âm thanh ồn ào từ nhà hàng xóm, tai nghe triệt tiếng ồn…
Theo Thanh Niên




Chiếc gối thông minh được phát minh nhằm chấm dứt tình trạng ồn ào của những người ngủ ngáy và giúp cho những người khác có giấc ngủ ngon hơn.

Chế độ cú hích của gối được trang bị tích hợp với chiếc microphone để dễ dàng phát hiện ra tiếng ngáy. Sau đó, thiết bị sẽ tự động thổi phồng túi khí bên trong chiếc gối để có thể di chuyển nhẹ nhàng đầu hoặc cơ thể của người sử dụng nó.
Gối thông minh “trị” người ngủ ngáy
Nhờ thiết bị gối thông minh này, những người ngủ ngáy sẽ không làm phiền đến giấc ngủ của vợ/chồng của mình.
Khi đó, bạn sẽ ngủ úp mặt. Điều này sẽ làm giảm việc bạn ngáy vì cuống lưỡi sẽ không thể chạm và tạo rung được với ngạc họng.
Góc cao của gối tương tự cũng nhẹ nhàng đưa họ vào một vị trí ngủ tốt hơn.
Thiết bị này có sự trì hoãn khoảng 30 phút để đưa người dùng đi vào giấc ngủ trước khi hoạt động.
Chiếc gối có chiều cao khoảng 3 inch (7.62cm) với bảng điều khiển các nút ở phía bên giúp người dùng có thể thiết lập độ nhạy của việc phát hiện tiếng ngáy cho phù hợp với nhu cầu của họ.
Gối thông minh được làm bằng chất Polyurethane và được thiết kế với hình dạng lõm để ôm vừa đầu.
Thiết bị gối thông minh được bán ở cửa hàng bán lẻ trực tuyến Hammacher Schlemmer ở New York với giá 149 USD (khoảng 3.2 triệu đồng).
Fred Berns – Tổng giám đốc của cửa hàng cho biết: “Thiết bị này sẽ làm giảm thiểu những lần bạn bị thức giấc bởi tiếng ngáy của vợ/chồng bạn”.
Theo Vietnamnet, Daily Mail

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Một kỹ sư trí tuệ nhân tạo tin rằng robot (người máy) có thể quan hệ tình dục với nhau để thụ thai và sinh sản ra những thế hệ mới.
Có nhiều ý kiến ​​khác nhau về cách mà robot có thể mang thai và sinh sản trong tương lai.
Ông George Zarkadakis, là một tiểu thuyết gia, cũng là một kỹ sư, tin rằng robot có thể quan hệ tình dục với nhau để sinh sản. Ông Zarkadakis còn dự đoán rằng con người có thể sử dụng robot để tạo ra các loài lai mới.
Nếu robot có thể giao phối với nhau, ông Zarkadakis tin rằng tình dục sẽ bảo vệ chúng khỏi virus máy tính, cũng như việc quan hệ tình dục giữa người bảo vệ chúng ta chống lại các cuộc tấn công ký sinh trùng.
Ông Zarkadakis cũng nói rằng, hoạt động tình dục giữa các robot sẽ làm cho chúng mạnh mẽ hơn và đẩy nhanh quá trình tiến hóa của chúng. Từ đó, thế hệ robot mới có thể phát triển nhanh hơn để phù hợp với cuộc sống trên Trái đất trong tương lai.
Trong khi đó, Noel Sharkey, giáo sư của trí tuệ nhân tạo và robot tại Đại học Sheffield (Anh) cho rằng tương lai có thể sẽ đơn giản hơn và không cần có bàn tay con người.
Giáo sư Noel tin rằng, robot có lẽ sẽ “tự sản xuất” con cái của chúng, giống như một máy in 3D được sử dụng ngày nay. Ông tin rằng robot có thể giao phối với nhau.
Giáo sư Kevin Warwick từ Viện Kỹ thuật và Công nghệ (Anh) cho biết, robot tự sản sinh robot mới, thế hệ sau sẽ phát triển tốt hơn so với trước.
Giáo sư Warwick nhận định rằng: “mọi việc điều có thể xảy ra và hiện đã có robot với bộ não sinh học kết hợp các bộ phận sinh học và công nghệ”.
"Đây không phải là khoa học viễn tưởng", ông Warwick nói. Ông này tin rằng robot có khả năng sinh sản với nhau có thể được sản xuất bằng những nghiên cứu ứng dụng và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, khi mà loại robot này được đưa vào sử dụng trên Trái đất thì có thể sẽ mất 20 đến 30 năm nữa.

Xe đạp lọc không khí thân thiện với môi trường hay xe đạp laser góp phần hạn chế tai nạn giao thông là những công nghệ xe đạp thông minh có thể sẽ được đưa vào ứng dụng trong tương lai.

Xe đạp lọc không khí

Công nghệ xe đạp thông minh
Xe đạp lọc không khí không chỉ là một phương thức di chuyển thông thường dành cho con người, mà còn có chức năng hoạt động như một máy lọc không khí. Chiếc xe đạp điện được thiết kế với một bộ lọc bụi và carbon monoxide gắn ở đằng trước. Bộ phận này sẽ ngăn luồng không khí ô nhiễm xộc vào mũi người đạp xe và thổi luồng không khí đã làm sạch về phía người lái.

Xe đạp laser

Công nghệ xe đạp thông minh
Cùng với sự phát triển về số lượng xe đạp trong nhiều năm qua, các vụ tai nạn liên quan đến xe đạp cũng tăng lên đáng kể. Để giải quyết tình trạng này, một sinh viên của Đại học Bringhton, Anh, đã phát minh loại đèn gắn trước tay lái xe đạp có chức năng phản chiếu hình ảnh của chiếc xe đạp đó trên đường. Với phạm vi phản chiếu khoảng 5 m về phía trước, chiếc xe sẽ giúp những người đi xe đạp cảnh báo với các phương tiện hoặc người đi bộ xung quanh và hạn chế va chạm.

Xe đạp bay

Công nghệ xe đạp thông minh
Xe đạp bay là một thiết kế của hãng Aerofex, có trụ sở tại California, Mỹ. Chiếc xe được thiết kế và phát triển từ năm 2008 với hy vọng có thể đưa vào sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, cung cấp nguyên vật liệu ở những nơi có địa hình hiểm trở hoặc giữa các tòa nhà, đường phố chật hẹp hay tìm kiếm cứu nạn xe. Chiếc xe thử nghiệm đạt tốc độ 48km/h và bay ở độ cao tối đa là 4,6 m. Video thử nghiệm xe đạp bay

Xe đạp lắp ráp

Công nghệ xe đạp thông minh
19 bộ phận của xe đạp được đóng trong một hộp nhỏ làm từ gỗ sồi dán và nhôm. Một chiếc xe đạp sẽ được lắp ráp sau khoảng 45 phút. Các chuyên gia cho biết hình thức lắp ráp xe đạp gọn nhẹ này có thể đem lại tiện lợi cho người sử dụng trong khi di chuyển.
Công nghệ xe đạp thông minh
Chiếc xe đạp sau khi được lắp ráp hoàn thiện. Đây là chiếc xe có thiết kế độc đáo với hai lớp gỗ dán được phủ lớp chống chịu ảnh hưởng của thời tiết.

Bánh xe đạp thông minh

Công nghệ xe đạp thông minh
Bánh xe thông minh được gắn vào bánh sau của xe đạp bình thường. Khi đi qua những địa hình dễ di chuyển, bánh xe tự động lưu trữ năng lượng ở bộ phận trục bánh. Chiếc xe sẽ hoạt động như một loại xe điện khi đi qua những địa hình hiểm trở nhờ năng lượng được dự trữ trước đó. Với thiết kế bộ phận cảm biến, bánh xe sẽ theo dõi thói quen của người đi xe và dự đoán trước điều kiện địa hình, lượng carbon monoxide trong không khí. Người lái có thể kiểm soát bánh xe bằng điện thoại thông minh và lưu trữ các dữ liệu như tốc độ hay lượng carlo bị đốt cháy trong quá trình đạp xe.

Các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) vừa phát triển một loại màn cửa thông minh có thể chuyển động khi phản ứng với ánh sáng, cho phép nó khép lại khi trời tối và mở ra khi trời sáng.
Màn cửa thông minh tự đóng hoặc mở bằng ánh sáng
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu phủ nhiều lớp ống nano carbon lên một màng nhựa polycarbonate để tạo ra một vật liệu có thể chuyển động khi gặp ánh sáng.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu Ali Javey, phó giáo sư khoa học máy tính và kỹ thuật điện tại Đại học California, chỉ trong tích tắc, các ống nano hấp thụ ánh sáng, chuyển đổi nó thành nhiệt và đẩy lượng nhiệt này lên bề mặt của màng polycarbonate. Khi tiếp xúc với nhiệt, màng nhựa giãn nở, trong khi các lớp nano vẫn giữ nguyên hiện trạng, khiến vật liệu bị uốn cong.
Phó giáo sư Javey cho biết ưu điểm của vật liệu mới là nó dễ chế tạo và rất nhạy với ánh sáng cường độ thấp. “Một tia sáng lướt qua cũng đủ tạo ra phản ứng. Chúng tôi hình dung về những tòa nhà thông minh và tiết kiệm năng lượng ở tương lai, trong đó, những rèm cửa làm từ vật liệu mới có thể tự động đóng hoặc mở vào ban ngày”, ông dẫn chứng.
Ngoài ra, các ứng dụng tiềm năng khác của kỹ thuật mới còn bao gồm những động cơ vận hành bằng ánh sáng và robot di chuyển theo hướng có ánh sáng hoặc tránh xa ánh sáng.


Apple đã được cấp bằng sáng chế cho "vòng bezel thông minh", được thiết kế để bổ sung các khả năng nhập liệu mới cho màn hình chạm.
Vòng bezel trên điện thoại thông minh và máy tính bảng, chỉ các viền kim loại hoặc nhựa xung quanh rìa của màn hình, hiện không cho phép thể hiện khả năng cảm ứng như phần còn lại của màn hình.
Vòng bezel thông minh cho thiết bị Apple
Bản thiết kế về vòng bezel thông minh cho các thiết bị tương lai của Apple - (Ảnh: Cult of Mac)
Đây là giới hạn mà Apple đang tìm cách vượt qua.
Trang tin pfhub.com cho hay bằng sáng chế “Bảo vệ Nhập liệu Chạm và Điệu bộ thông qua Cảm giác Lực” đã được Văn phòng Đăng ký tên thương mại và Bằng sáng chế Mỹ thông qua và cấp cho Apple.
Theo thiết kế dự định, nhà táo muốn lắp thêm 4 cảm biến áp vào các thiết bị màn hình chạm trong tương lai như iPhone và iPad, với mỗi cảm biến ở mỗi góc của vòng bezel.
Ngoại trừ các góc, những phần khác của vòng bezel vẫn không thay đổi, cho phép người dùng sử dụng thiết bị di động một cách thoải mái.
Các cảm biến góc có thể chứa thêm cảm biến lực, từ đó đủ khả năng phát hiện những điểm bắt đầu và hướng di chuyển của một hành động chạm, cung cấp một cách điều khiển mới đối với thiết bị.

Các nhà nghiên cứu người Mỹ cho biết một loại thiết bị mới bắt chước cơ bắp, gân và dây chằng của chân, giúp có thể phục hồi chức năng bị rối loạn ở chân và mắt cá.
Thiết bị hỗ trợ chân công nghệ mới
Thiết bị mới giúp hỗ trợ chân có vấn đề. (Ảnh: ecnmag.com)
Thiết bị chỉnh hình này được chế tạo bởi nhựa mềm và vật liệu composite thay vì kiểu cũ là bộ xương kim loại bên ngoài. Thiết bị này được phát triển bởi đội ngũ các nhà khoa học tại đại học Carnegie Mellon (Mỹ).
Các vật liệu mềm mại, kết hợp với cơ bắp nhân tạo khí nén, cảm biến trọng lượng nhẹ và phần mềm điều khiển cho phép loại robot này đạt được các chuyển động tự nhiên ở mắt cá chân.
Hãng tin UPI dẫn lời giáo sư Yong-Lae Park cho biết công nghệ “mềm” này có thể sử dụng để tạo các thiết bị phục hồi chức năng cho các khớp khác của cơ thể, thậm chí có thể tạo ra khung xương mềm làm tăng sức mạnh cho người mặc nó.
Các thiết bị robot này sẽ rất có lợi cho các bệnh nhân như rối loạn thần kinh cơ của bàn chân và mắt cá chân kết hợp với bại não, teo cơ xơ cứng, bệnh đa xơ cúng, bệnh nhân phục hồi sau đột quỵ.

Có rất nhiều phát minh xung quanh ta được lấy ý tưởng từ thiên nhiên và mới đây, các nhà khoa học tại đại học McGill tại Montreal, Canada đã tạo ra một quy trình mới giúp tăng độ bền của thủy tinh và khi làm rơi, vật thể được chế tạo bằng công nghệ này sẽ có khuynh hướng bị méo thay vì gãy vỡ.
Trước tiên chúng ta hãy nghĩ về con sò - nguồn cảm hứng của phát minh trên. Khi bạn nhìn vào mặt trong vỏ của một loài nhuyễn thể chẳng hạn như bào ngư, trai hay hàu, bạn sẽ thấy một vật liệu phát ngũ sắc óng ánh. Đây được gọi là xà cừ và cũng là yếu tố tạo nên độ bền của vỏ. Mặt ngoài vỏ có thành phần chủ yếu là Calcium carbonate rất dòn, dễ vỡ.
Phương pháp mới làm tăng độ bền cho thủy tinh
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Francois Barthelat đã nghiên cứu cấu trúc bên trong của lớp xà cừ - một lớp bao gồm các phiến rất nhỏ được đan xen vào nhau. Họ cũng phát hiện ra ranh giới giữa các phiến siêu nhỏ này không thẳng mà thay vào đó có hình gợn sóng, giống như các cạnh của một mẫu ghép trong trò chơi xếp hình bằng giấy.
Các nhà khoa học đã mô phỏng ranh giới này trong các phiến thủy tinh siêu nhỏ, bằng việc sử dụng tia laser để chạm trổ mạng lưới các đường nứt micro 3D chiều hình gợn sóng bên trong chúng. Khi các phiến thủy tinh được cho va chạm, những đường nứt micro hấp thụ và phân tán năng lượng, giữ cho thủy tinh không vỡ. Kết quả là những phiến thủy tinh được xử lý bằng kỹ thuật trên có độ bền cao hơn 200 lần so với các phiến thủy tinh bình thường.
Giáo sư Barthelat tin rằng, việc tăng tỉ lệ xử lý từ các phiến thủy tinh nhỏ đến các tấm kính lớn rất đơn giản và nhóm nghiên cứu cũng đang lên kế hoạch áp dụng kỹ thuật vào các vật liệu dòn như gốm và polymer. Báo cáo nghiên cứu của đại học McGill đã vừa được xuất bản trên tạp chí Nature Communications.

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014


Bóng đèn đơn giản để xua đuổi sư tử, phần mềm tạo “phản xạ như mèo” cho iPhone, những thuật toán phức tạp của máy tính để phát hiện ung thư... là những phát minh hấp dẫn nhất được tạp chí Ibtimes bình chọn trong năm 2013.

1. Đèn đuổi sư tử của cậu bé 13 tuổi

Một cậu bé Kenya, 13 tuổi sống gần công viên Nairobi đã sáng chế ra một chiếc đèn LED nhấp nháy có thể đuổi loài sư tử hung dữ tới ăn thịt gia súc của trang trại gia đình mình.
Điều đặc biệt là cậu bé đã sáng chế ra đèn mà không trải qua bất kỳ lớp đào tạo kỹ thuật chính thức nào.

2. Cối xay gió không cần cánh

Thay vì chuyển năng lượng cơ học từ cánh quạt gió thì cối xay gió kiểu mới do Đại học Công nghệ Delft và Công ty Mecanoo thiết kế với một tuabin không cánh. Nó để gió làm dịch chuyển nước tích điện đi ngược với dòng điện trường để tăng năng lượng cho các giọt nước.
Từ đó tạo thành nguồn năng lượng hữu ích mà cối xay gió lại hoạt động rất yên tĩnh, phù hợp với môi trường đô thị.

3. Tạo “phản xạ như mèo” cho iPhone

Đây sáng chế dựa trên quan sát hành động của mèo khi nhảy từ trên cao xuống đất luôn hạ đôi chân chứ không phải đập thân của nó.
Về cơ bản, sáng chế gồm một loại cảm biến có thể phát hiện trạng thái rơi tự do của điện thoại. Từ đó nó có thể kích hoạt vào điện thoại khiến nó rơi chạm đất vào phần cạnh chứ không phải mặt màn hình giúp bảo vệ an toàn cho iPhone.

4. Máy bay gia đình với đôi cánh hình hộp

Đây là sản phẩm sau một quá trình lâu năm của John McGinnis, một người đam mê máy bay từ khi còn học lớp 2. Trước đó, mô hình máy bay với đôi cánh gấp về phía sau uốn cong hình hộp này đã giành được giải thưởng Khoa học Phổ thông nhưng phải đến năm 2013 nó mới được phát triển đầy đủ.
Không chỉ giá thành rẻ, máy bay Synergy còn ít ồn ào hơn, bay với tốc độ 64 km/h và tốn nhiên liệu ít hơn 3 lần máy bay thông thường.

5. Thiết bị sạc pin siêu nhanh cho điện thoại trong 30 giây

Học sinh trung học Eesha Khare đã sáng tạo ra một loại thiết bị lưu trữ năng lượng siêu tụ điện cho phép sạc pin điện thoại và các thiết bị khác kể cả pin xe hơi một cách siêu nhanh.
Thiết bị có cấu trúc nano đặc biệt có thể kéo dài hơn so với pin trung bình. Nhờ thiết bị này Khare đã giành được xuất học bổng trị giá 50 nghìn USD từ Hội chợ Khoa học và Kỹ thuật Intel quốc tế.

6. Thuật toán máy tính phát hiện bệnh bạch cầu

Brittany Wenger, 18 tuổi, đã sử dụng một thuật toán cài cho máy tính có thể tìm kiếm các mẫu trong hồ sơ di truyền của bệnh nhân để phát hiện dấu hiệu căn bệnh ung thư bạch cầu. Trước đó cô còn tạo ra chương trình máy tính phân tích các mẫu mô vú để phát hiện các dấu hiệu của ung thư vú.

7. Thiết bị xúc giác ảo cho mọi cảm giác như thật

Thiết bị xúc giác Aireal phun một lớp khí rán lên da bạn và có thể tạo ra một loạt các cảm giác xúc giác từ tiếng chim bay vù vù xung quanh đầu đến tiếng nước chảy…Thiết bị hứa hẹn có thể ứng dụng vào các thiết bị di động, chiếu phim để tạo cảm giác như thực cho bạn.

8. Máy garo hơi tự động Tourniquet băng bó vết thương hiệu quả

Tuy được phê duyệt từ năm 2011 nhưng phải đến hè năm 2013, thiết bị này mới chính thức hoạt động và đã cứu sống 2 trường hợp đầu tiên. Trong đó một nạn nhân bị trúng đạn còn một người bị mất cả hai chân.
Nhờ thiết bị garo hơi có thể băng nén các phần bị thương tốt hơn nhiều so với garo thông thường, kể cả ở những chỗ máu chảy dữ dội mà khó băng bó như cổ, xương chậu, háng hoặc vai.

9. Camera 3D thông minh cho robot thăm dò vũ trụ

Một trong những phát minh mới của NASA trong năm 2013 là loại camera TextureCam cung cấp hình ảnh 3D của đá và có thể tự động phân biệt giữa đá và cát. Sáng chế này giúp cho các cỗ máy khám phá hành tinh trong tương lai có thể tự chủ hơn nhiều khi thực hiện nhiệm vụ.

10. Cầm nắm đồ vật từ trong màn hình ra ngoài

Ứng dụng phần mềm Kinect của Microsoft theo dõi chuyển động tay và cơ thể, các nhà nghiên cứu MIT đã tạo ra một thiết bị cho phép con người tiếp cận và chạm vào mọi thứ từ một khoảng cách xa mà không trực tiếp sờ tay vào. Chẳng hạn như nâng một quả bóng, nắm một cái đèn pin hay nhiều hơn nữa.

Các nhà nghiên cứu của Mỹ mới đây vừa công bố một phát minh khá ngạc nhiên: phát triển loại pin có thể phân hủy và tiêu hóa được trong cơ thể con người.
Thông thường, các loại pin cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính… thường được chế tạo từ các chất độc hại như than, chì-kẽm nên không thể hòa hợp với cơ thể con người, và càng khó phân hủy trong môi trường tự nhiên - nỗi ám ảnh lớn của các nhà hoạt động môi trường. Tuy nhiên, phát minh mới đây của nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) có thể giải quyết mối âu lo đó:Những cục pin có thể ăn được.
Phát triển pin sinh học có thể ăn được
Trả lời phỏng vấn của báo giới hôm 14/1, Giáo sư Christopher Bettinger cho biết, nhóm nghiên cứu đã tiến hành và thử nghiệm khả năng lưu trữ năng lượng của loại pin đặc biệt này. Dù vậy, hiện vẫn chưa có tình nguyện viên nào can đảm ăn thử loại pin mới này.
Được biết, cực âm của pin được làm mangan oxit, còn cực dương được làm bằng chất melamin của mực biển - loài sinh vật có khả năng tự sản sinh ra điện trong một số trường hợp. Các vật liệu dùng để tạo ra pin cũng hoàn toàn không nguy hại cho sức khỏe và có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật ở trong cơ thể con người.Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, loại pin sinh học này có thể sản sinh ra dòng điện 10 micro-ampe trong vòng từ 5 đến 24 giờ.
Phát triển pin sinh học có thể ăn được
Cực dương của pin sinh học được làm từ chất melamin của loài mực biển
Việc phát triển loại pin tương thích sinh học sẽ giúp các nhà nghiên cứu tiến tới tạo ra thiết bị y tế hay thiết bị điện tử có thể tiêu hóa được. Ngoài ra, không loại trừ khả năng có thể ứng dụng loại pin sinh học này trong việc chữa chạy các bệnh thần kinh bằng cách lắp đặt chúng vào các thiết bị nong mạch, kích thích điện để tác động vào vỏ não.

Các nhà nghiên cứu của hãng IBM tại Thụy Sĩ đã công bố máy tính mới lấy cảm hứng từ não bộ của con người và được cung cấp năng lượng bởi cái mà họ gọi là "máu điện tử".
Các chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu Zurich của IBM cho hay, họ đang học hỏi từ tự nhiên, chế tạo các máy tính chạy nhiên liệu và làm mát bằng một dạng chất lỏng, cũng giống như bộ não người.
"Máu điện tử" cho siêu máy tínhIBM đang hướng đến dòng siêu máy tính bắt chước hoạt động của não bộ - (Ảnh: IBM)
Những cỗ máy dạng này có năng lực máy tính cực lớn, nhưng chỉ tiêu thụ một số ít năng lượng, theo trang tinBBC.
Theo nguyên mẫu của IBM, một hệ thống dòng chảy bơm "máu" điện phân qua máy tính, mang vào năng lượng và chở ra nhiệt lượng.
Có nghĩa là chất điện phân được sạc thông qua các điện cực và bơm vào máy tính, nơi nó phóng thích năng lượng cho các chip xử lý và sau đó mang theo nhiệt ra ngoài.
Dự kiến, đến năm 2060 công nghệ này có thể cho ra đời máy tính 1-petaflop, cỗ máy khổng lồ mà theo công nghệ hiện nay phải nằm trải rộng hết phân nửa sân bóng đá, nhưng lúc đó sẽ thu nhỏ vào kích thước của máy tính bàn.
“Chúng tôi muốn nhồi một siêu máy tính vào bên trong một viên đường”, theo cách ví von của chuyên gia Bruno Michel thuộc IBM.
Để làm được điều này, bộ não người là mô hình tốt nhất có thể bắt chước.
Theo đó, não người có độ nén và hiệu quả gấp 10.000 lần so với bất cứ máy tính nào hiện nay, chỉ cần 20 watt là chạy được, trong khi các siêu máy tính phải cần đến 85.000 watt.

Tianhe-2 của Trung Quốc hiện vẫn là siêu máy tính nhanh nhất thế giới. Thiết bị này có thể thực hiện tới 33.9 petaflop, tương đương 33 nghìn triệu tỷ phép tính mỗi giây.
Tianhe-2 vẫn giữ được vị trí quán quân trong danh sách 500 siêu máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay. Thiết bị của Trung Quốc xếp đầu tiên, sau đó đến các sản phẩm của Mỹ và Nhật Bản, cụ thể top 5 siêu máy tính nhanh nhất thế giới là:
1. Tianhe-2 (đặt ở trung tâm máy tính Trung Quốc đặt tại Quảng Châu): Thực hiện được 33.86 petaflops.
2. Clay (đặt tại phòng nghiên cứu quốc gia Oak Ridge, Mỹ): Thực hiện được 17.6 petaflops.
3. Sequoia (đặt ở phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore, Mỹ): Thực hiện được 17.2 petaflops.
4. K (sản xuất bởi Fujitsu, đặt tại viện khoa học RINKEN, Nhật Bản): Thực hiện được 10.5 petaflops.
5. Mira (sản xuất bởi IBM, đặt tại phòng thí nghiệm quốc gia Argonne, Mỹ): Thực hiện được 8.5 petaflops.
Tianhe-2 vẫn là siêu máy tính nhanh nhất thế giới
Các siêu máy tính được đánh giá thông qua hệ thống Linpack Benchmark. Đây là hệ thống đánh giá bằng các phương trình tuyến tính. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu lại cho rằng Linpack Benchmark chưa khách quan và không phản ánh đúng hiệu suất thực tế.
Trưởng bộ môn khoa học máy tính tại phòng thí nghiệm IBM, Zurich (Thuỵ Sỹ) đã phát biểu trên BBC: "Chúng ta cần một phép đo thực tế hơn, phản ánh đúng khả năng thực sự của siêu máy tính dựa vào các công việc mà nó thực hiện".

Các nhà nghiên cứu tại Singapore cho biết đã phát triển loại bộ nhớ máy tính mới vừa lưu trữ nhiều hơn, vừa có thời gian giữ nguyên vẹn dữ liệu lâu hơn 20 lần hiện tại mà không cần cung cấp năng lượng.
RAM không cần năng lượng trong 20 năm
Các kỹ sư tại Đại học Quốc gia Singapore nói với hãng tin UPI rằng hình thức mới của bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) sẽ tăng đáng kể không gian lưu trữ, đảm bảo dữ liệu vừa đọc sẽ được lưu dù có mất điện đột ngột. Nhà khoa học Yang Hynsoo cho biết, khi đã ra lệnh lưu thì dữ liệu có thể bảo quản trong vòng 20 năm. Hiện nay RAM với lớp từ tính mỏng chỉ có thể lưu dữ liệu trong vòng 1 năm.
Công nghệ MRAM hiện hành sử dụng cấu trúc sắt từ siêu mỏng với độ dày chỉ 1 nanomet dẫn đến độ tin cậy trong sản xuất thấp và mất dữ liệu theo thời gian.
Các nhà khoa học đã giải quyết vấn đề này bằng cách kết hợp vật chất từ đa lớp, tăng độ dày lên 20 nanomet thay thế cho cách truyền tải và lưu trữ cho bộ nhớ tạm này. Bên cạnh đó, điện năng sử dụng cũng thấp đi nhiều.